-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - Ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
BẢY CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐỊNH HÌNH TOÀN CẦU HÓA
Tác giả: Harold James
Dịch giả: Tuấn Trung
Nhà xuất bản: NXB Chính trị quốc gia sự thật
Kích thước: 16 x 24cm
Số trang: 552 trang
Loại bìa: Bìa mềm
Năm phát hành: 2025
BẢY CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐỊNH HÌNH TOÀN CẦU HÓA
Tác giả: Harold James - Dịch giả: Tuấn Trung
Khủng hoảng kinh tế là tình trạng nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng với những đặc trưng cơ bản là sự sụt giảm mạnh các chỉ số kinh tế như Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), sản xuất công nghiệp, tiêu dùng và việc làm, thường đi kèm với tỷ lệ thất nghiệp cao, suy giảm niềm tin của người tiêu dùng và nhà đầu tư, lạm phát hoặc giảm phát,... Khủng hoảng kinh tế tác động lớn đến các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và quốc gia, dẫn đến nhiều hệ luỵ như thất nghiệp, nghèo đói, bất ổn xã hội và thậm chí là thay đổi thể chế chính trị. Tuy nhiên, khi chính phủ và các tổ chức quốc tế phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời, hữu hiệu như kích thích tài chính, cắt giảm thuế, hoặc cải cách hệ thống tài chính, thì khủng hoảng kinh tế lại trở thành thời cơ để các nền kinh tế cải tổ và phát triển.
Trên cơ sở khung lý thuyết khái quát nói trên, Giáo sư nổi tiếng người Mỹ Harold James - chuyên gia hàng đầu trong nghiên cứu về Lịch sử kinh tế và quan hệ quốc tế đã phân tích một số cuộc khủng hoảng toàn cầu trong lịch sử cận hiện đại thông qua cuốn sách Bảy cuộc khủng hoảng định hình toàn cầu hóa của ông.
Được bố cục thành 7 chương, nội dung sách xem xét một số cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới từ thế kỷ XIX đến nay, trong đó có khủng hoảng cuối thập niên 1840, các cú sốc cung - cầu đồng thời trên thị trường chứng khoán năm 1873, thời kỳ Đại suy thoái 1929-1933, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng Covid-19. Một số khủng hoảng đã thúc đẩy mạnh mẽ các thị trường theo hướng hội nhập xuyên biên giới về thị trường lao động, hàng hóa và vốn, trong khi những khủng hoảng khác lại thúc đẩy quá trình phi toàn cầu hóa. Đặc biệt, mỗi biến cố kinh tế đều gắn với một nhân vật xuất chúng đương thời, hoặc là các nhà tư tưởng, nhà kinh tế học, hoặc những chính khách có ảnh hưởng lớn đến vấn đề hoạch định chính sách, như Karl Marx, Karl Helfferich, John Maynard Keynes, Milton Friedman, Friedrich Hayek, Ben Bernanke, Larry Summers,…
Trong nội dung sách, Harold James cũng nhấn mạnh rằng, các cuộc khủng hoảng thường xảy ra khi hệ thống tài chính bị lạm dụng, thiếu sự điều tiết và khi các quốc gia hoặc tổ chức tài chính không kiểm soát được rủi ro. Mỗi cuộc khủng hoảng lại dẫn đến những thay đổi to lớn và sâu rộng trong chính sách kinh tế toàn cầu, làm thay đổi cấu trúc và các quy định tài chính quốc tế, đồng thời cũng để lại nhiều bài học có giá trị về bản chất của các hệ thống tài chính, những nguyên nhân sâu xa, cũng như cách thức các quốc gia và nền kinh tế ứng phó với chúng.
Trích Lời NXB
Nhận xét đánh giá