-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt sách
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Wabi-Sabi (I) - Cho Nghệ Sĩ, Nhà Thiết Kế, Nhà Thơ Và Triết Gia
Wabi-Sabi (II) - Những Suy Nghĩ Thêm
Tác giả: Leonard Koren
Dịch giả: Ngô Trà Mi
Nxb: Hà Nội
Kích thước: 13 x 20.5 cm
Tổng số trang: 240
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
WABI-SABI CHO NGHỆ SĨ, NHÀ THIẾT KẾ, NHÀ THƠ VÀ TRIẾT GIA & NHỮNG SUY NGHĨ THÊM (2 TẬP) - Leonard Koren
Wabi Sabi được kết hợp bởi 2 từ riêng biệt là “Wabi” và “Sabi”. Ý nghĩa của nó đều liên quan đến các giá trị thẩm mỹ đã đi sâu vào trong văn hóa, văn học và tín ngưỡng của Nhật Bản
“Wabi” trong tiếng Nhật có nghĩa là sự tinh tế, thanh lịch nhưng không phô trương. “Wabi” nhấn mạnh vẻ đẹp của sự vật từ sự đơn giản, mộc mạc và tự nhiên nhất. Nói cách khác, “Wabi” là cách khám phá cái đẹp từ sự đơn giản, là tìm thấy được sự đầy đủ, bình yên nhất trong tâm hồn khi tách biệt ra khỏi thế giới vật chất.
“Sabi” mang ý nghĩa là nhận biết được những nét đẹp riêng biệt từ những điểm khiếm khuyết theo thời gian. “Sabi” còn có nghĩa là “cổ xưa”, là “cũ”, “thanh tao” là những thứ cũ kỹ và bị bào mòn tàn phai theo thời gian. Hay nói cách khác, đó là dòng chảy của thời gian, nó nói đến quá trình sinh – diệt và quy luật lão hóa của vạn vật trên trái đất.
Wabi Sabi là đại diện cho những vẻ đẹp thuần khiết nhất từ sự đơn giản, mộc mạc và tự nhiên nhất từ những sự hình ảnh không trọn vẹn, không hoàn hảo.
[…]
Khi mỹ học truyền thống Nhật Bản, đặc biệt là wabi-sabi, trở thành một phần của đời sống thẩm mỹ hiện đại, các nghệ nhân và những nhà thực hành nghệ thuật, đặc biệt những ai không thuộc về nền văn hóa Nhật Bản, rất muốn hiểu ngọn nguồn các khía cạnh của mỹ học wabi-sabi. Leonard Koren, một nghệ sĩ, nhà mỹ học người Mỹ từng tốt nghiệp thạc sĩ ngành kiến trúc, đã đem theo nhiều băn khoăn về cái đẹp Nhật Bản đến Nhật sống, làm việc và trải nghiệm văn hóa. Sau đó, ông đã cho ra đời tập sách mỏng khái lược những vấn đề cốt yếu về wabi-sabi mà những người thực hành nghệ thuật cần phải hiểu rõ. Tập sách Wabi-Sabi - Cho Nghệ Sĩ, Nhà Thiết Kế, Nhà Thơ Và Triết Gia (Wabi-Sabi for Artists, Designers, Poets & Philosopher) ra đời vào năm 1994 đánh dấu một bước quan trọng trong việc giới thiệu khái niệm wabi-sabi đến với các độc giả Âu Mỹ. Đến năm 2015, ông lại cho ra đời thêm cuốn Wabi-Sabi - Những Suy Nghĩ Thêm (Wabi-Sabi Further Thoughts), nối tiếp những điều ông chưa bàn đến trong cuốn sách trước.
Leonard Koren cấu trúc hai cuốn sách theo cách mà một người hiện đại dễ hình dung nhất về một khái niệm mỹ học truyền thống vốn mơ hồ và đa nghĩa. Ta sẽ không gặp trong công trình của ông sự phong phú các nguồn thông tin và tài liệu trích dẫn như một công trình nghiên cứu đồ sộ của một học giả. Ông cung cấp một lượng thông tin vừa đủ để phác họa chân dung của wabi-sabi, để người đọc có thể hình dung được một cách vắn tắt lịch sử hình thành và nội hàm của khái niệm. Leonard Koren cũng đưa ra nhiều kiến giải mới và thú vị khi đặt wabi-sabi trong tương quan so sánh với chủ nghĩa hiện đại của phương Tây, hay đặt wabi-sabi trong cái khung tư duy theo kiểu mỹ học phương Tây. Ông lý giải sự mơ hồ, không minh định của khái niệm wabi-sabi không chỉ bởi vì bản thân cách tư duy theo kiểu Đông phương, sự ảnh hưởng của Thiền tông mà còn bởi những lý do thực dụng hơn như sự độc quyền lưu truyền Trà đạo của các iemoto trong đời sống Nhật Bản đương đại. Ông cũng đưa ra cái nhìn thú vị về wabi-sabi ở khía cạnh mỹ học. Theo đó, wabi-sabi không phải là một giá trị thẩm mỹ phụ thuộc quá nhiều vào người sáng tạo, mà phụ thuộc hoàn toàn vào đôi mắt của người tiếp nhận. Đây là một quan điểm rất hậu hiện đại trong tiếp nhận nghệ thuật. Leonard còn đưa wabi-sabi chạm ngõ với thời đại kỹ thuật số khi thử đặt hai phạm trù này bên cạnh nhau và đặt vấn đề liệu wabi-sabi có thể dung hợp được với thời đại số. Hai cuốn sách cũng cho thấy sự dụng công, tình yêu và sự nhiệt huyết của tác giả đối với mỹ học wabi-sabi. Hai cuốn sách không chỉ cung cấp kiến thức đơn thuần mà tự thân còn là sự thực hành nghệ thuật wabi-sabi của tác giả với phần lớn hình ảnh minh họa các đặc tính của wabi-sabi là do tác giả chụp và cả phần hình thức của cuốn sách từ bìa đến chất liệu, phương thức xuất bản đều mang phong cách wabi-sabi.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, wabi-sabi trở nên phổ biến trong một số lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là kiến trúc. Đa phần chúng ta hình dung về wabi-sabi là những gì thô mộc, tự nhiên và chỉ đơn giản áp dụng khía cạnh này của wabi-sabi vào nghệ thuật đương đại. Nếu wabi-sabi chỉ được biết đến như thế thì chúng ta đã bỏ qua rất nhiều phần uyên áo của nền triết lý và mỹ học này và cũng dễ bị mắc vào cái bẫy “ngụy wabi-sabi”. Hai cuốn sách mỏng này của Leonard Koren sẽ giúp chúng ta, theo cách chúng đã giúp các nhà nghệ sĩ, nhà thiết kế Âu Mỹ, trong việc hiểu sâu và thực hành mỹ học wabi-sabi, để wabi-sabi không chỉ là một khái niệm mỹ học thời thượng mà còn là con đường cho những ai đi tìm lời giải đáp cho đời sống tâm linh và sáng tạo.
- Người dịch
Nhận xét đánh giá