-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Chuyển Mê Khai Ngộ - Phật Giáo Tây Tạng Cơ Bản
Tác giả: Yongey Mingyur Rinpoche & Helen Tworkov
Dịch giả:
Nxb: Lao Động
Kích thước: 15 x 23 cm
Số trang: 544
Loại bìa: Bìa mềm
Thông qua những chỉ dẫn tận tình và cụ thể hóa các kỹ thuật thiền định và chiêm nghiệm, đức Yongey Mingyur Rinpoche nhẹ nhàng mà thấu đáo bình luận, đồng hành và trở thành nguồn cảm hứng cho những ai mong muốn dấn thân vào con đường Phật giáo Tây Tạng. Đức Jetsun Khandro Rinpoche khẳng định Chuyển mê khai ngộ là “cuốn sách cần phải đọc đối với tất cả những ai muốn hành trì những pháp tu tinh tuý của thực hành ngondro”.
Cuốn sách này sẽ cần thiết cho người chưa biết gì và mong muốn tìm hiểu Phật giáo Tây Tạng; người đang tu tập theo Kim cương thừa; người ái mộ tác giả cuốn Sống chết mỗi ngày (cùng tác giả).
Tác giả:
Yongey Mingyur Rinpoche, sinh năm 1975 tại Nubri, Nepal, là con trai út của bậc thầy, thiền giả danh tiếng Tulku Urgyen Rinpoche. Ngài bắt đầu tu học chính thức ở tuổi mười một và hai năm sau bắt đầu khóa nhập thất ba năm đầu tiên của mình. Ngày nay, giáo lý của ngài tích hợp tính thực tiễn và quy luật triết học của các chương trình đào tạo Tây Tạng với các định hướng khoa học và tâm lý học của phương Tây. Ngoài vai trò là trụ trì của ba tu viện, ngài cũng lãnh đạo Tergar, một cộng đồng thiền quốc tế với một trăm trung tâm trên khắp thế giới. Ngài được biết rộng rãi đến nhờ cách trình bày thực hành thiền định rất rõ ràng và dễ tiếp cận. Ở tuổi ba mươi sáu, ngài bí mật rời tu viện của mình ở Ấn Độ để tham gia vào một cuộc nhập thất lang thang kéo dài bốn năm rưỡi, sống ở hang núi và đường phố, làng mạc. Ngài là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times “Sống một đời vui”, “Sống chết mỗi ngày” cũng như “Trí tuệ hoan hỷ” và Turning Confusion into Clarity: A Guide to the Foundation Practices of Tibetan Buddhism (Chuyển mê khai ngộ).
Trích đoạn sách:
Thiền
Có những lúc chúng ta rất tập trung, chú tâm vào các công việc như rửa bát đĩa, lái xe, hay làm toán. Khi nói rằng ai đó làm việc rất tốt, điều này thường hàm ý họ có khả năng tập trung cao. Trong trường hợp của một người thợ làm giày, nơi họ cần chú tâm vào có thể là từng đường chỉ, nếp dán và độ dẻo của da. Người bác sĩ thì phải chú tâm vào các dấu hiệu thể trạng và cảm xúc của bệnh nhân. Để trở nên xuất sắc trong bất cứ công việc nào, người ta cần vận dụng tính biết thông thường, không xao lãng trong khi làm việc. Trong mỗi trường hợp, sự chú tâm hay chính tâm được đặt trên đối tượng của tính biết, ví dụ như cừu, giày, bệnh nhân hay con đường. Lúc này, tâm không bị cuốn trôi vào những lời luyên thuyên; nó nhận biết được đối tượng, nhưng vẫn không nhận ra bản thân tính biết.
Những phẩm chất như chú tâm và tập trung có thể là công cụ hữu ích cho việc tu học, chẳng hạn giúp ta ghi nhớ bản văn. Tuy nhiên, chỉ sự tập trung thì chưa đủ để giúp khai mở bản tâm, nơi ta tìm thấy chân giải thoát. Để làm được điều đó, chúng ta cần nhận ra tính biết.
Niệm chuyển tâm thứ nhất
Tôi có một người bạn từng than phiền rằng bang British Columbia nơi cô ở là nơi không hỗ trợ học pháp. Cô nói với tôi: “Con thấy thật lẻ loi khi tu tập ở phương Tây. Gia đình nào cũng muốn con cái phải học nghề y hoặc một nghề danh tiếng nào đó. Thậm chí, nếu giáo pháp khơi nguồn cảm hứng, khiến chúng con muốn sống một cuộc đời giúp đỡ người khác, ước mong đó cũng không được coi trọng. Nơi đây không giống như Tây Tạng, nơi mà ai cũng trân quý pháp”.
Tôi nói với cô ấy: “Bất cứ ai thực hành pháp cũng đều phải vượt qua những khó khăn của riêng mình. Nếu không thì thực hành để làm gì? Và ai cũng cần được khích lệ. Tất cả chư bồ-tát – những người phát nguyện giải thoát hết thảy chúng sinh – và các bậc đạo sư, ai cũng phải đối diện với chướng ngại, sự nản lòng hoặc gặp vấn đề với gia đình. Hãy nghĩ về đức Phật Thích Ca, đức Naropa hay đức Milarepa. Các Ngài vĩ đại không phải vì không có chướng ngại, mà vì các Ngài đã tận dụng chính những chướng ngại đó để đánh thức vị phật trong chính mình. Hãy nhìn tấm gương của các bậc đạo sư thời nay. Hãy nhìn Khyentse Rinpoche”.
Niệm chuyển tâm thứ hai
Hãy thử xem bạn có thể nhìn ra níu giữ là nhân của bất toại nguyện hay không, trong trường hợp bạn đang níu giữ một ý tưởng hay một ảo tưởng về việc bạn là ai hay bạn muốn gì, và sự níu giữ này ngăn cản bạn tương tác với mọi sự theo cách chúng là. Mục đích chính của niệm chuyển tâm thứ hai này là chấp nhận sự thay đổi không thể tránh khỏi từ khi sinh ra tới lúc chết và truyền cảm hứng cho ta tận dụng trọn vẹn kiếp người này trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà ta có. Tuy nhiên, là người mới bắt đầu, chúng ta cần làm việc với thói quen níu giữ, phản kháng và chấp thủ đã ăn sâu trong tâm ngay trong những câu chuyện của đời sống thế tục, trước khi có thể nhận diện chúng tác động ra sao vào cách ta chiêm nghiệm sự tồn tại của chính mình. Khi đã bắt đầu buông xả níu giữ, ta biết chấp nhận thực tại hơn, ngay cả sự thật về sự vô thường của chính bản thân mình.
Mục lục:
Phần 1: Bước vào đạo lộ
Phần 2: Bốn thực hành nền tảng thông thường
Phần 3: Bốn thực hành nền tảng đặc biệt
Nhận xét đánh giá