-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tác giả: Michel Serres
Dịch giả: Hoàng Mai Anh
Nhà xuất bản: Văn học
Kích thước: 13.5x20.5 cm
Số trang: 88
Loại bìa: Bìa mềm
"1. Michel Serres ( Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp quốc, Triết gia, Giáo sư Đại học Stanford của Mỹ) đã quan sát thế giới kỹ càng trước khi giải thích về chúng cho nhiều thế hệ sinh viên và cho một công chúng rộng rãi. Chuyên gia về lịch sử khoa học và triết học đời sống , ông đã từng đồng hành trong nhiều năm cùng với triết gia nổi tiếng Michel Foucault. Cùng với Foucault, ông đã thành lập ra Trung tâm Đại học Thực nghiệm ở Vinncennes ( 1968), Michel Serres cũng đã theo chân René Giral đến Mỹ và đã giảng dạy ở đó gần 30 năm. Chủ đề yêu thích của ông: những vấn đề của một thế hệ trẻ, lớn lên trong một thế giới đầy biến động, bị cuốn vào dòng xoáy của những thay đổi nhanh đến chóng mặt, những thay đổi có thể so sánh với giai đoạn kết thúc của Đế chế La Mã hay sự xuất hiện của kỷ nguyên Khai Sáng. Thế giới đã thay đổi, họ cũng phải thay đổi, hơn thế nữa còn phải gánh vác nhiệm vụ sáng tạo lại tất cả.
2. “ Cô Bé Ngón Tay”, tiêu đề của cuốn sách và cũng là cái tên mà tác giả đặt cho những cô bé, cậu bé học sinh hay các sinh viên trẻ tuổi ngày hôm nay, bắt nguồn từ những khả năng điêu luyện và tốc độ tuyệt vời của họ khi soạn các tin nhắn trên điện thoại chỉ với hai ngón tay cái. Từ khi ra mắt (2012) đến nay, cuốn sách 80 trang khổ nhỏ của Michel Serres đã luôn đứng trong số những cuốn sách bán chạy nhất tại các hiệu sách, được nhắc đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng và tác giả của nó cũng được mời đi nói chuyện khắp nơi để giới thiệu về cuốn sách.
3. Cuốn sách bắt đầu bằng việc phân tích và nhấn mạnh vào tầm quan trọng của những thay đổi trong những thập kỷ gần đây. Từ những sự thay đổi lớn lao của nền văn minh đã sinh ra hoặc chắc chắn sẽ sinh ra những con người mới, những con người "cá nhân" cuối cùng đã hoàn toàn được tự do, thoát khỏi toàn bộ những gánh nặng và những rành buộc trong quá khứ nhờ vào những phẩm chất ưu việt của kỹ thuật số. Sự ra đời của các “ cô bé/ cậu bé ngón tay” này thậm chí sẽ báo trước sự ra đời của một xã hội toàn cầu mới, sáng tạo và hòa bình, dân chủ và sinh thái. Có một cái nhìn rất khoan dung với thế hệ trẻ nhưng Michel Serres cũng đã phê phán gay gắt những tầm nhìn hạn hẹp của thế hệ đương thời với ông, lạc hậu và bảo thủ, một thế hệ đã để lại sau lưng một nền văn minh Phương Tây hoang tàn và đổ nát , bối rối và lo âu giữa một ngã ba đường.
4. Nền tảng lý thuyết của cuốn “ Cô Bé Ngón Tay” của Michel Serres đó là một lý thuyết về lịch sử phát triển của nhân loại được xác lập bởi sự tiến hóa kỹ thuật không ngừng. Theo lý thuyết này con người, ngay từ khi mới xuất hiện, về cơ bản là một “ sinh vật kỹ thuật”, nó thiết lập mối quan hệ với môi trường xung quanh, với giới tự nhiên thông qua vai trò trung gian của các cơ quan nhân tạo. Lịch sử tiến hóa của nhân loại là lịch sử của một tiến trình “ ngoại hóa”, trước hết là bộ xương được” ngoại hóa” bằng những rìu đá, đòn bẩy rồi sau đó là những cỗ máy tạo ra lực cơ học và nguồn nhiệt ( quá trình cơ khí hóa và điện khí hóa) và cuối cùng là quá trình “ ngoại hóa” của hệ thần kinh ( lưu trữ và xử lý dữ liệu, mạng , điện toán đám mây, các kỹ thuật số...). Vì vậy con người là loài sinh vật mà con đường tiến hóa của nó gắn chặt với quá trình sáng tạo ra và gắn bó ngày càng mật thiết với các thiết bị kỹ thuật nằm bên ngoài nó, qua đó các “ chức năng bên trong” của con người được cấu trúc lại và mở rộng ra , sức mạnh của con người vì thế không ngừng được nhân lên gấp bội nhờ vào sự mở rộng nhân tạo đó. Trên bình diện nhận thức, lịch sử phát triển của ngôn ngữ, của tư tưởng nhân loại cũng được giải thích bằng một quá trình “ ngoại hóa “ liên tục. Ngay từ lúc khởi đầu, nhận thức của con người được được cấu thành và thể hiện trong và bằng ngôn ngữ truyền khẩu. Đó cũng là biểu hiện đầu tiên và khởi nguồn của tư tưởng. Giai đoạn tiếp theo khi khi con người phát minh ra chữ viết, ngôn ngữ và kèm theo đó là tư tưởng lại trở nên càng sâu sắc hơn, đây cũng là giai đoạn phát triển mang tính quyết định để mở rộng trí nhớ và làm quen với những biểu tượng. Sự ra đời của máy in và công nghệ in ấn đã làm các văn bản , từ những bản viết tay đơn lẻ trở thành những cuốn sách , những tờ báo được phổ biến rộng rãi. Công nghệ in ấn là tác nhân chủ yếu đưa đến những biến chuyển sâu sắc của kỷ nguyên hiện đại ( chủ nghĩa nhân văn, khoa học hiện đại, hệ thống giáo dục phổ cập và giáo dục tinh hoa...). Nửa cuối thế kỷ XX đã trở thành thời kỳ lên ngôi của kỹ thuật số, mạng internet toàn cầu, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo...Giờ đây bộ óc của từng cá nhân, hệ thống thần kinh của toàn nhân loại đều đã được “ngoại hóa”. Đây là một bước đột biến vĩ đại, công nghệ kỹ thuật số đã cho phép “ ngoại hóa” gần như tất cả các khả năng nhận thức của con người: trí nhớ, trí tưởng tượng, lý trí và suy luận. Giờ đây ở bất cứ đâu, trong bất cứ thời điểm nào, mỗi cá nhân thông qua những chiếc máy tính hay điện thoại di động thông minh, có thể tiếp cận với bộ não khổng lồ của toàn nhân loại chứa đựng trong những đám mây điện toán."
Dương Thắng
Nhận xét đánh giá