-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Combo Giáo Trình Phạn Văn, Ngữ Pháp và Cú Pháp Phạn Ngữ
1. Giáo Trình Phạn Văn (bìa mềm)
Tác giả: Thomas Lehmann & Đỗ Quốc Bảo
2. Cú Pháp Phạn Ngữ (bìa cứng)
Tác giả: Jacob Samuel Speyer - Dịch giả: Đỗ Quốc Bảo
3. Ngữ Pháp Phạn Ngữ (bìa cứng)
Tác giả: Franz Kielhorn - Dịch giả: Đỗ Quốc Bảo
📚 BỘ 3 CUỐN SÁCH: GIÁO TRÌNH PHẠN VĂN, NGỮ PHÁP VÀ CÚ PHÁP PHẠN NGỮ
Bộ sách hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu, học tiếng Phạn, nghiên cứu Phật học. Bộ sách do Đỗ Quốc Bảo, Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành Cổ Ấn-độ học Đại học Heidelberg dịch và biên soạn.
Tiếng Phạn thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, xuất hiện cách nay khoảng ba ngàn rưỡi năm. Nó hình thành một nền văn học lớn trong lịch sử cổ đại và trung đại của Ấn-độ, bao gồm mọi lãnh vực, từ tôn giáo, triết học, văn chương, cho đến, chính trị, toán học, y học, thiên văn v.v..., và có ảnh hưởng sâu rộng trong các dân tộc trên thế giới, nhất là những dân tộc thuộc vùng Đông nam châu Á. Riêng đối với Phật giáo, tiếng Phạn là một trong bốn thánh ngữ, giữ một vai trò hết sức quan trọng về mặt văn bản học. Toàn bộ kinh điển của Nhất thiết hữu bộ và Phật giáo Đại thừa đều được lưu truyền bằng Phạn văn, sau đó mới được dịch sang Hán văn hay Tạng văn. Vì vậy, để nghiên cứu nghiêm túc các thánh điển Phật giáo thuộc các văn hệ ấy, tiếng Phạn là điều kiện không thể thiếu. Ngay cả khi tụng đọc các Thánh điển Phật giáo thuộc tạng Pāli, muốn nắm chính xác ý nghĩa các thuật ngữ hay định cú trong những văn bản này, người ta không thể không truy cứu về nguồn gốc tiếng Phạn của nó.
Dưới đây là 3 cuốn sách cực kỳ hữu ích và cần thiết cho những ai muốn tìm hiểu tiếng Phạn, nghiên cứu Phật học và văn học cổ Ấn Độ...
📗 GIÁO TRÌNH PHẠN VĂN
Tác giả: Thomas Lehmann & Đỗ Quốc Bảo
Quyển sách "Giáo trình Phạn Văn" theo tiêu chuẩn Đại học Heidelberg của CHLB Đức, do Thomas Lehmann và Đỗ Quốc Bảo, Giáo sư, Tiến sĩ chuyên ngành Cổ Ấn-độ học Đại học Heidelberg biên soạn.
Giáo trình này bao gồm 40 bài học với phần bài tập đi kèm có tiến độ tương đối đều đặn. Từ bài 1 đến bài 7 thì các câu văn tiếng Phạn còn được ghi dưới cả hai dạng, Devanagari và dạng phiên âm La-tinh. Kể từ bài 8 trở đi thì chỉ còn những câu văn chữ Devanagari cho nên sinh viên phải nhanh chóng làm quen với chữ Devanagari và các dạng liên tự để không bị sốc khi bước sang bài 8. Việc tối kị là không đọc thẳng chữ Devanagari mà lại kí âm La-tinh trước khi đọc dịch, vì việc này rất tốn thời gian và làm giảm tốc độ học và hiếu bài. Việc kiểm tra ngữ pháp và từ vựng tuỳ theo người dạy và người học, nhưng sau khoảng 3 đến 4 bài có một bài kiểm tra là thích hợp. Sau một học kì thì có một bài kiếm tổng quát.
📗 NGỮ PHÁP PHẠN NGỮ
Tác giả: Franz Kielhorn - Dịch giả: Đỗ Quốc Bảo
Ngữ Pháp Phạn Ngữ của Kielhorn có thể được xem là quyển ngữ pháp đầy đủ nhất cho tiếng Phạn cổ điển trong tất cả những quyển được công bố từ trước đến nay bằng một ngôn ngữ châu Âu. Kielhorn lấy bộ Bát thiên thư (Aṣṭādhyāyī) của Pāṇini làm cơ sở và dùng các bộ chú giải bản xứ nghiên cứu tường tận rồi sau đó mới đúc kết tất cả kiến thức này vào quyển ngữ pháp của ông. Nhiều cấu trúc văn phạm cực kì hiếm có cũng được ông đề cập đến và giải thích.
📗 CÚ PHÁP PHẠN NGỮ
Tác giả: Jacob Samuel Speyer - Dịch giả: Đỗ Quôc Bảo
Quyển Cú Pháp Phạn Ngữ (CPPN) này nguyên là bản dịch Việt của quyển Sanskrit Syntax của Jacob Samuel Speyer (1849 - 1913), một nhà cổ Ấn-độ học người Hà-lan. Được công bố vào năm 1886, Sanskrit Syntax không lâu sau đã trở thành một công cụ rất hữu ích cho người học Phạn ngữ tại châu Âu và vẫn còn được dùng như quyển cú pháp tiêu chuẩn cho Hoa văn Phạn ngữ (Classical Sanskrit) cho đến ngày nay. Tầm quan trọng của Sanskrit Syntax có thể được thấy qua quyển Studies in Sanskrit Syntax, một tập hợp của các chuyên luận được công bố nhằm kỉ niệm 100 năm (1886-1986) sự ra đời của Sanskrit Syntax của Speyer, và người chủ biên là Hans Heinrich Hock. Một năm sau khi được công bố, nhà Ấn-độ học nổi tiếng người Đức là Otto von Böhtlingk, tác giả của hai bộ từ điển Phạn-Đức nổi danh (được gọi ngắn là Petersburger Wörterbuch lớn và nhỏ), đã có một mục điểm sách nói về Sanskrit Syntax của Speyer, và cũng đã phê bình, đính chính và bổ sung nó. Phần bổ sung và đính chính của ông đã được đưa trọn vẹn vào phiên bản tiếng Việt này.
Trong Cú Pháp Phạn Ngữ tác giả đã trình bày một bức chân dung sống động về cú pháp được thể hiện bằng văn học Phạn ngữ cổ điển, tản văn Veda và thi ca trường sử.
Cuốn sách được chia thành sáu phần. Phần I mở đầu bằng những nhận xét chung về cấu trúc của câu. Phần II giải thích sự hòa hợp và mối quan hệ giữa các vụ việc. Phần III đề cập đến các loại danh từ và đại từ khác nhau. Phần IV, V, VI thảo luận về cú pháp của động từ, tiểu từ và câu.
Cuốn sách là kết quả của sự quan sát của tác giả về các nguồn gốc mà ông trích dẫn rất nhiều. Phần lớn các ví dụ được ông trích dẫn đều được chọn lọc từ tác phẩm của các tác giả nổi tiếng và điều này đã làm cho tác phẩm vừa có giá trị vừa thú vị. Trong số các nhà ngữ pháp cổ đại, ông đã tuân theo Panini mà các quy tắc của ông được nhắc đến ở mỗi bước.
Nhận xét đánh giá