-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
ANABASIS - HỒI KÝ VIỄN CHINH XỨ BA TƯ - RÚT LUI KHÔNG PHẢI LÀ THẤT BẠI
LỜI BIỆN GIẢI VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG NHỚ
Tác giả: Xenophon
Dịch giả: Ngô Gia Thiên An
Kích thước: 13 x 19 cm & 14.5 x 20.5 cm
Tổng số trang: 636
Loại bìa: Bìa cứng & bìa mềm
Combo sách của triết gia, nhà sử học Xenophon
ANABASIS - HỒI KÝ VIỄN CHINH XỨ BA TƯ - RÚT LUI KHÔNG PHẢI LÀ THẤT BẠI & LỜI BIỆN GIẢI VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG NHỚ
Tác giả Xenophon (khoảng 430 - 354 trước Công nguyên), con của Gryllus, còn được gọi là “Xenophon của thành Athens”. Ông là một triết gia, nhà sử học, từng là lính đánh thuê người Hy Lạp. Xenophon là học trò của Socrates, có khả năng quan sát cặn kẽ xã hội Hy Lạp. Trong số các tác phẩm của mình, Xenophon dành nhiều tâm huyết cho các bản đối thoại hay bài viết về Socrates như Memorabilia (Những điều đáng nhớ), The Apology of Socrates to the Jury (Socrates tự biện trước tòa)...
----
📗 ANABASIS - HỒI KÝ VIỄN CHINH XỨ BA TƯ - RÚT LUI KHÔNG PHẢI LÀ THẤT BẠI (Tác phẩm nổi tiếng nhất của Xenophon)
Bao gồm 7 cuốn sách, "Anabasis - Hồi ký viễn chinh Ba Tư" là tác phẩm nổi tiếng nhất của Xenophon kể lại cuộc hành trình của tác giả cùng với mười nghìn binh sĩ, một đội quân đánh thuê đông đảo của Hy Lạp được Cyrus tập hợp nhằm tranh giành ngôi vua từ người anh trai Artaxerxes II. Điều thú vị là Socrates đã có màn xuất hiện thoáng qua khi Xenophon hỏi ông có nên đi cùng đoàn viễn chinh hay không. Sự xuất hiện ngắn ngủi thể hiện sự sùng kính của Socrates dành cho nhà tiên tri ở Delphi.
Dù đội quân ô hợp của Cyrus đã có một trận thắng chiến lược ở Cunaxa, Babylon vào năm 401 TCN, nhưng Cyrus lại tử trận, khiến cho các động thái của quân Hy Lạp không còn thích hợp nữa và chuyến viễn chinh thất bại. Do bị mắc kẹt sâu trong lãnh thổ của kẻ thù, nên sau đó vị thống lĩnh người Sparta là Clearchus và các tướng lĩnh cấp cao khác của Hy Lạp bị satrap Tissaphernes của người Ba Tư lừa giết hoặc bắt giữ.
Xenophon, một trong ba chỉ huy còn lại do các binh sĩ bầu lên, đã đảm nhận vai trò chủ chốt trong việc khuyến khích 10.000 quân Hy Lạp hành quân về phía Bắc băng qua những sa mạc trong điều kiện không có lương thực rồi tới những đỉnh núi phủ đầy tuyết về phía Biển Đen và các thành phổ ven biển tương đối an toàn của Hy Lạp. Giờ đây bị bỏ lại ở phía bắc Lưỡng Hà, không có quân nhu nào khác ngoài những gì họ có thể có được bằng vũ lực hoặc ngoại giao, những người lính đánh thuê phải chiến đấu theo hướng lên phía bắc, qua Corduene và Armenia, trong khi quân đội của nhà vua và dân bản địa thù địch liên tục cản đường cũng như tấn công vào các cánh quân của họ.
Cuối cùng, 10.000 binh sĩ đã đến được bờ Biển Đen ở Trabzon, nơi mà sau đó họ cất lời chào bằng tiếng khóc phấn khích và nổi tiếng cho đến tận bây giờ, “thálatta, thálatta”, (biển, biển!). “Biển” có nghĩa là cuối cùng họ cũng đến được các thành phố của Hy Lạp, dù thực tế đó không phải phần đoạn kết trong cuộc hành trình của họ, khi mà họ còn một giai đoạn chiến đấu cho Seuthes II của Thrace và cuối cùng được tuyển mộ vào đội quân của vị tướng người Sparta, Thibron.
Theo truyền thống, "Anabasis - Hồi ký viễn chinh Ba Tư" là một trong số các văn bản đầu tiên được những người theo học tiếng Hy Lạp cổ nghiên cứu nhờ văn phong rành mạch và không hoa mỹ của nó; tương tự như văn bản "Commentarii de Bello Gallico" của Caesar đối với những người theo học tiếng Latin. Có lẽ không phải tự nhiên mà cả hai đều là tự truyện về cuộc phiêu lưu quân sự được kể bằng ngôi thứ ba. Lời kể của Xenophon về những kỳ công của chính ông và đồng đội đã lan truyền khắp Hy Lạp, một vài người tin rằng có thể chúng đã truyền cảm hứng cho Philip xứ Macedon và con trai ông ta là Alexander để họ tin rằng có thể dựa vào một đội quân Hy Lạp tinh nhuệ, kỷ luật để đánh bại một đội quân Ba Tư có quy mô lớn hơn nó nhiều lần.
Carleton L. Brownson
----
📗 LỜI BIỆN GIẢI VÀ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG NHỚ
Socrates là triết gia người Hy Lạp cổ đại, người khai mở “triết lý nhân sự” - đường hướng triết học mới cả về nội dung và phong cách so với trường phái biện sĩ trước đó. Thứ triết lí này được xem là một sự đe dọa cho nền dân chủ vừa được tái lập sau chiến tranh, sau đó ông bị kết án tử hình năm 399 TCN. Socrates không để lại một tác phẩm nào, ông được biết đến chủ yếu qua những bản đối thoại của Plato cùng những trước tác của Xenophon và Aristotle. Nhưng từ sau khi mất, ông được xem là biểu tượng của Triết học phương Tây nói chung, là người đặt nền móng cho triết lí chính trị và luân lí học phương Tây nói riêng.
Nếu muốn có hình dung chân thực nhất về con người vĩ đại này khi ông đang ở điểm cuối của cuộc đời, độc giả chớ quên bổ sung bản báo cáo này (quyển sách này), dù rằng Xenophon có khiêm tốn nhận định là không đầy đủ bằng báo cáo toàn vẹn của Plato.
Nhận xét đánh giá