-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Đại cương Triết học Trung Quốc (Boxset 2 cuốn: Quyển Thượng, Quyển Hạ)
Tác giả: Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê
Nxb: Tổng Hơp
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 1220
Hình thức: Bìa cứng, có hộp
Năm xuất bản: 2025
ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC
Tác giả: Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê
Tác phẩm là một công trình đồ sộ của hai tác giả Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê về đại cương lịch sử triết học Trung Quốc từ cổ đại đến cận đại với một tinh thần khoa học mà giàu tính nhân văn. Khi đánh giá về sự phát triển của triết học Trung Quốc nói chung, 2 tác giả không giấu nổi lòng sùng kính, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn nhất trí với toàn bộ học thuyết của các triết gia. Đây là một cái nhìn rất khách quan mà nhân bản của hai tác giả.
Bộ "Đại cương Triết học Trung Quốc" có cách trình bày mới mẻ không như đa số các sách viết về triết học khác khiến độc giả vô cùng thích thú.
Bộ sách gồm 2 quyển, chia làm sáu phần:
I. Tóm tắt sự phát triển của triết học Trung Hoa.
II. Vũ trụ luận.
III. Tri thức luận.
IV. Nhân sinh luận.
V. Chính trị luận.
VI. Tiểu sử các triết gia.
Phần I tóm tắt lịch sử triết học Trung Hoa, như vậy độc giả sẽ bao quát được toàn thể, nhận được những nét chính của mỗi phái, mỗi thời đại, mà hiểu rõ thêm được những phần sau.
Mỗi phần II, III, IV, V gồm nhiều vấn đề, chẳng hạn về nhân sinh luận, có vấn đề tính, tâm, tình, dục, nhân, nghĩa... Mỗi vấn đề 2 tác giả sẽ xét theo thứ tự thời gian, nghĩa là mới đầu trong thời Tiên Tần, ai là người đặt ra vấn đề, rồi tuần tự các triết gia đời sau bàn thêm về vấn đề đó ra sao, hoặc là sửa đổi mà thêm ý riêng, hoặc là phản đối, hoặc là dung hòa những ý của người trước... Như vậy về mỗi vấn đề, độc giả sẽ nhận được sự biến chuyển, trong thời gian, của tư tưởng Trung Hoa. 2 tác giả ráng tìm nguyên nhân sự biến chyển đó: nó do cá tính, hoàn cảnh riêng của mỗi nhà đã đành, mà cũng do hoàn cảnh chung của xã hội một phần nào nữa.
Phần cuối, chép sơ lược tiểu sử các triết gia, sắp theo thời đại; và để giúp độc giả dễ kiếm, 2 tác giả lập thêm một bảng ghi tên các triết gia theo thứ tự a, b, c.
Nhận xét đánh giá