-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
ĐẶT TRƯỚC
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Đạo Phật Hiện Đại Hoá
Tác giả: Thích Nhất Hạnh
NXb: Thế Giới
Kích thước: 13 x 19 cm
Số trang: 264
Loại bìa: Bìa mềm
Trong những trang sâu sắc của cuốn sách này, Thiền sư tôn kính Thích Nhất Hạnh đã bàn luận về một thách thức vang dội qua thời gian, từ kỷ nguyên khai sinh cho đến từng nhịp đập của ngày nay: sự phát triển của Phật giáo giữa thời hiện đại. Quan điểm sâu sắc của tác giả là: Để Phật giáo soi sáng con đường của cuộc đời, nó phải nắm lấy bản chất của “hiện đại hóa”. Chính nhờ sự biến đổi then chốt này của thời cuộc mà Phật giáo có thể bộc lộ những tặng ân thiêng liêng, vĩnh cửu và siêu việt hùng vĩ trong đó. Cuốn sách này là một lời kêu gọi chân thành để diễn giải lại và thổi hồn cuộc sống đương đại vào trí tuệ vượt thời gian của Phật giáo, đảm bảo rằng sự phát quang của Phật pháp sẽ dẫn đường cho chúng ta ngày nay và trong những tháng ngày sắp tới.
Tác giả:
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc danh Tăng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Trong suốt cuộc đời hành đạo và hoằng pháp của mình, Thiền sư đã mang lời dạy của đức Bụt đến gần hơn với mọi người thông qua những phương pháp về thực tập chánh niệm, tỉnh thức. Bằng sự dung hòa các truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo Đại thừa, và các phát kiến của ngành Tâm lý học đương đại phương Tây, Thầy đã thiết lập cách tiếp cận hiện đại đối với thiền. Ngài được vinh danh như một lãnh đạo tinh thần của Phật giáo có sức ảnh hưởng chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma tại phương Tây.
Trích đoạn sách:
Hiện đại hóa đạo Phật đã không phải là thế tục hóa đạo Phật mà còn là bồi dưỡng và phát triển giá trị xuất thế của đạo Phật để đạo Phật có đủ năng lực giác ngộ, đưa đường chỉ lối cho cuộc đời. Hiện đại hóa đạo Phật đòi hỏi một mặt là công trình tu chứng, một mặt là công trình khảo sát về thực trạng của cuộc đời, để thực hiện công cuộc hành đạo đem đạo Phật vào cuộc đời. Công trình trước có tính cách xuất thế, công trình sau có tính cách nhập thế và giữa hai công trình có những tương quan mật thiết. Phải hiện đại hóa đạo Phật nếu chúng ta muốn đạo Phật có thể đóng góp thiết thực và hữu hiệu vào công cuộc xây dựng xã hội chúng ta.
Hiện đại hóa đạo Phật tức là khai triển những tiềm lực của đạo Phật mà chúng ta biết, như ở trong trường hợp Việt Nam và ở nhiều nước Á châu, là rất phong phú và có thể biến cải một cách tốt đẹp tình trạng hiện thời của đất nước. Tiềm lực ấy sẽ không có tác dụng nào cả nếu không được khai triển. Sự tiêu hoại dần dần các tiềm lực ấy chứng tỏ sự suy đồi của bản chất đạo Phật; hiện đại hóa đạo Phật tức là vừa duy trì vừa phát triển chúng. Nói một cách khác hơn, đạo Phật phải được thường xuyên hiện đại hóa nếu muốn còn là đạo Phật. Nhờ có những cuộc cách mạng giáo lý và giáo chế xuất hiện trong lịch sử mà sinh lực đạo Phật đã được tiếp nối từ thời đại này sang thời đại khác. Những giai đoạn suy trầm nhất trong lịch sử đạo Phật đã được tiếp nối từ thời đại này sang thời đại khác. Những giai đoạn suy trầm nhất trong lịch sử đạo Phật là những giai đoạn thiếu khai triển, thiếu sáng tạo, nói tóm lại, thiếu công trình hiện đại hóa. Hiện đại hóa để được sống mãi, để được linh động mãi, để đừng bị chết khô trong hình thức và khuôn khổ.
Muốn tiêu diệt đạo Phật thì cũng không cần đàn áp, bởi vì có thể càng bị đàn áp sức sống của đạo Phật càng vươn mạnh. Muốn tiêu diệt đạo Phật thì phải tiêu diệt sinh khí đạo Phật. Mà muốn tiêu diệt sinh khí đạo Phật thì chỉ cần khen ngợi, khuyến khích tinh thần ỷ lại, bảo thủ, thói quen ôm ấp hình thức và sợ hãi thay đổi, sợ hãi sáng tạo. Bởi vì bất cứ sự thay đổi hay sáng tạo nào cũng hàm chứa những đớn đau của thời kỳ sinh nở. Trong một bài báo có nhan đề “Nói chuyện về vấn đề đóng góp”, chúng tôi đã có dịp nói rõ rằng chúng tôi tin đạo Phật có thể đóng góp rất nhiều cho hoàn cảnh, nhưng với điều kiện là đạo Phật phải là đạo Phật trước đã. Mà nếu muốn đạo Phật là đạo Phật thì phải để đạo Phật được thường xuyên hiện đại hóa – hiện đại hóa để bản chất đạo Phật được duy trì, phát triển, lưu lộ và thấm sâu vào mọi hình thái của sự sống.
Thực ra muốn biết một tổ chức sinh hoạt nào đó có phải là đạo Phật không thì chỉ cần xem xét giá trị của từ bi, của khoan dung, của phá chấp có thể hiện và lưu lộ trong tổ chức ấy không. Điều đó ai cũng biết và ai cũng có thể thực nghiệm. Khác hơn hết thảy mọi tôn giáo, mọi truyền thống, đạo Phật không phải là một bó giáo điều cứng nhắc; đạo Phật chịu đựng được mọi thử thách và luôn luôn tùy duyên để được thực sự bất biến. Nhờ tinh thần phóng khoáng ấy mà đạo Phật đã lột xác nhiều lần trong lịch sử và đã luôn luôn cố gắng vươn tới để có mặt. Vì thế không có lý do gì mà chúng ta lại sợ hãi sự đau đớn, sợ hãi sự sáng tạo để cứ ngủ yên và chết mòn trong những cái vỏ cứng thiếu sinh khí. Không có lý do gì mà chúng ta để cho rêu mọc và phủ kín một ngôi cổ tháp. Trong tập sách này, chúng tôi sẽ cố gắng trình bày một cách đơn giản những nguyên tắc và những nét đại cương của công cuộc hiện đại hóa đạo Phật, với những đề nghị có tính cách cụ thể và khả hành để mong có thể đóng góp một phần nào cho sự xây dựng một nền Phật giáo hiện đại trong viễn tượng bồi đắp và phát triển nền văn hóa dân tộc và đẩy mạnh những tiến bộ xã hội Việt Nam. Cố nhiên những ý kiến của chúng tôi có thể sẽ bị một số các Phật tử xuất gia và cư sĩ xem là táo bạo hoặc phá hoại. Điều đó tất nhiên là một sự kiện phải xảy ra, cũng như đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, v.v..
Mục lục:
1 Vấn đề hiện đại hóa
2 Những tu viện nhập thế
3 Những nguyên lý làm nền tảng
4 Đạo Phật trong các lĩnh vực sinh hoạt
5 Những dòng tu Tiếp Hiện
Nhận xét đánh giá