-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Điển phạm và vấn đề điển phạm hóa trong văn học Việt Nam - Nghiên cứu
Điển phạm chính là tự sự về một nền văn học. Nếu hình dung lịch sử văn học Việt Nam như lịch sử của các quá trình điển phạm hóa thì cho đến nay nền văn học này đã trải qua ba lần điển phạm hóa lớn. Điển phạm hóa lần đầu diễn ra vào thế kỷ XV với bộ phận văn học chữ Hán, lần thứ hai diên ra với bộ phận văn học chữ Nôm ở nữa cuối thể kỷ XVIII - nữa đầu thế kỷ XIX và lần thứ ba là quá trình hiện đại hóa nền văn học bằng chữ Quốc ngữ ở thế kỷ XX. Trong đó, điển phạm hóa lần đầu tiên vào thế XV chính là điển phạm hóa của văn học nhà Nho. Việc nghiên cứu các quá trình điển phạm hóa của một nền văn học hứa hẹn góp phần làm phong phú thêm những hiểu biết về lịch sử của nền văn họa ấy. Chúng tôi hy vọng có thể bắt đầu hướng tiếp cận này bằng cách lựa chọn một giai đoạn trong lịch sử văn học Việt Nam để nghiên cứu vấn đề điển phạm và điển phạm hóa của văn học.
Quá trình vận động từ khi mới manh nha cuối thế kỷ XIII cho đến lúc trở thành điển phạm ở nửa cuối thế kỷ XV là giai đoạn có ý nghĩa quyết định cho diện mạo và những định hướng phát triển sau này của nền văn học nhà Nho ở Việt Nam. Đây là lúc xã hội chuyển từ đa nguyên về văn hóa sang giai đoạn Nho giáo nổi trội và áp đảo, văn học Việt Nam chuyển từ trạng thái chịu ảnh hưởng của Tam giáo sang trọng tâm là Nho giáo. Những hướng nghiên cứu văn học Nho ở Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ XIIiddeens hết thế kỷ XV đã được triển khai chủ yếu tập trung ở các phương diện văn học như là săn phẩm của một hệ tư tưởng, một mô hình thiết chế xã hội, dựa trên tổng thể văn hóa mà nó đã tồn tại trong qua khứ. Việc tìm hiểu văn học nhà Nho ở giai đoạn này từ các yếu tố nội tại của chính nền văn học hay nói cách khác là từ các yếu tố mang tính đặc trưng bản chất được khái quát trên văn bản tác phẩm chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Đặc biệt, việc xem xét quá trình diển phạm hóa của văn học nhà Nho trong lịch sử văn học dân tộc thông qua lựa chọn các trường hợp tác giả và tác phẩm tiêu biểu sẽ khiến các lý giải trở nên cụ thể và sáng rõ hơn.
Nhận xét đánh giá