-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Émile hay là về giáo dục
Tác giả: Jean-Jacques Rousseau
Dịch giả: Lê Hồng Sâm – Trần Quốc Dương
Nhà xuất bản: Tri Thức - Nhà phát hành: IRED
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 748
Loại bìa: Bìa cứng
Jean-Jacques Rousseau là một triết gia vĩ đại thời khai sáng. Tư tưởng và tầm vóc ảnh hưởng của ông lớn tới nỗi sử gia lỗi lạc Will Durant (tác giả của bộ sử kinh điển “Lịch sử Văn minh Thế giới”) đã gọi thế kỷ thứ 18 (Thế kỷ Ánh sáng) là thời đại Rousseau.
“Émile hay là về giáo dục” là tác phẩm quan trọng nhất của ông về giáo dục và được xem là một kiệt tác về giáo dục. Những tư tưởng nhân văn cốt lõi nhất của ông về giáo dục trong tác phẩm này có ảnh hưởng sâu rộng đến các nền giáo dục tiến bộ ngày nay trên khắp thế giới.
Do vậy, chúng ta không thể tìm hiểu hay thấu hiểu về nguồn gốc của những tư tưởng giáo dục tiến bộ trong lịch sử nhân loại mà lại bỏ qua kiệt tác này.
Vượt qua khoảng cách 260 năm, tưởng như Rousseau là người sống cùng thời với chúng ta, đang chia sẻ những nỗi lo âu và bất bình của những người vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của một nền giáo dục đang phạm nhiều sai lầm từ cơ sở triết lý, cách thiết kế cho đến phương pháp sư phạm với mọi hậu quả đáng sợ cho thầy cô lẫn học trò, phụ huynh lẫn con cái.
Chúng ta hãy lắng nghe ông nói về tầm quan trọng của giáo dục:
“Người ta phàn nàn về trạng thái của tuổi thơ, người ta không biết rằng loài người sẽ tiêu vong, nếu như con người không khởi đầu bằng việc là trẻ thơ. Chúng ta sinh ra yếu đuối, chúng ta cần sức mạnh, chúng ta sinh ra chẳng có gì, chúng ta cần sự giúp đỡ, chúng ta sinh ra ngu ngốc, chúng ta cần sự phán đoán. Tất cả những gì chúng ta không có khi ra đời và chúng ta cần đến khi lớn lên, đều được sự giáo dục đem lại cho ta.”
Tuy nhiên, đó không phải là phương pháp giáo dục mang tính áp đặt lên “chủ thể” giáo dục (người học), mà là quá trình phát triển niềm yêu thích và hứng thú trong việc học.
"Thay vì giúp ta tìm ra các chứng minh, người ta đọc cho ta viết các chứng minh ấy, thay vì dạy ta lập luận, ông thầy lập luận hộ ta và chỉ rèn luyện trí nhớ của ta thôi". Trong khi đó, đúng ra "vấn đề không phải là dạy các môn khoa học, mà là đem lại cho người học hứng thú để yêu khoa học và đem lại phương pháp để học những môn đó, khi hứng thú này phát triển hơn lên. Chắc chắn đó là một nguyên lý cơ bản của bất kỳ nền giáo dục tốt nào.”
Nhận xét đánh giá