-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Khắc Đi … Khắc Đến
Tác giả: Xuân Phượng
Dịch giả:
Nxb: Tổng Hợp Tp HCM
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 233
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
Kể từ bước đầu tiên vác chuông đi đánh xứ người đầy vấp váp, thiếu kinh nghiệm của năm 2001, trong 20 năm đi triển lãm tranh ở một số nước châu Á, Châu Âu, Châu Úc đến Châu Mỹ, càng dày dặn kinh nghiệm càng có thêm thành tựu.
Nhưng phía sau những nụ cười, những thành công ấy là những chông gai, cạm bẫy rình rập. Gai nhọn hoắt bất ngờ đâm thẳng vào người, cạm bẫy khéo léo đua mình vào tròng.
Đấy là những giây phút bang hoàng, điêu đứng, lảo đảo gắng gượng khôn cùng để níu giữ cho bằng được cuộc sống của phòng tranh than yêu, cuộc sống nửa đời sau của tôi bước và tuổi hưu.
Chỉ xin kể vài chuyến đi còn để lại những điều khó quên…
Những thùng tranh cuối cùng đã được chở đến địa chỉ mới của phòng tranh Lotus tại quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Tấm bảng hiệu bằng sơn mài nền nâu, chữ vàng PHÒNG TRANH LOTUS - TỪ NĂM 1991 đã đô xuống, để lại một mảng trắng trơ trụi trên mặt tiền ngôi nhà 100 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Đã dùng đủ cách để trấn an mình, tự nhủ việc chuyển giao phòng tranh cho một thế hệ trẻ hơn, năng động hơn là điều tốt đẹp, cần làm, phải thấy mình là người may mắn từ nay được thong dong tâm trí...
Từ hai năm nay, tôi đã có những chuyến đi dài: đi xuyên Việt từ Sài Gòn ra Hà Nội, đến từng tỉnh thành, thăm lại bạn bè, họa sĩ, tận hưởng những cảnh đẹp mê hồn của con đường ven biển chạy suốt dọc miền Trung. Cùng một bạn văn tâm đắc, chúng tôi đã dọc ngang kênh lạch đồng bằng sông Cửu Long, xuyên qua rừng được U Minh, về ngắm mặt trời lặn trên dòng sông Ông Trang của Đất Mũi Cà Mau...
Mười lăm tháng qua, Thắng, chú lái xe trung thành gắn bó với phòng tranh Lotus hơn ba mươi năm nay, đã đưa tôi đi hơn hai mươi lăm ngàn kilômét đường trường.
Cứ tưởng rong chơi như vậy vào tuổi chín mươi tư sẽ quên được sự bơ vơ, hụt hẫng, trống vắng khi phải xa một công việc, hay đúng hơn là phải xa một đứa con tinh thần gắn bó với mình từ khi bước vào “tuổi hưu”.
Nhưng nỗi buồn dai dẳng ấy cứ chờ dịp tràn về, nhất là vào những đêm mất ngủ.
Dứt ra bằng cách nào đây?
Không quên được thì phải sống chung vậy.
(Trích Lời Tựa)
Nhận xét đánh giá