- 25%
  • Khảo Cổ Học Đồng Bằng Sông Mê Kông, Tập III: Văn Hoá Phù Nam
  • Khảo Cổ Học Đồng Bằng Sông Mê Kông, Tập III: Văn Hoá Phù Nam

Khảo Cổ Học Đồng Bằng Sông Mê Kông, Tập III: Văn Hoá Phù Nam

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: NXB Tổng Hợp Tp.HCM
825,000 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Khảo Cổ Học Đồng Bằng Sông Mê Kông, Tập III: Văn Hoá Phù Nam

Tác giả:  Louis MALLERET

Tổ chức, biên dịch và giới thiệu: Nguyễn Hữu Giềng, Nguyễn Thị Hiệp, Võ Thị Minh Tâm, Olivier Tessier

Nxb: Tổng Hợp Tp HCM

Kích thước: 16 x 24 cm

Tổng Số trang: 688

Loại bìa: Bìa mềm, có hộp

Năm xuất bản:  2024
 

Chi tiết sản phẩm

KHẢO CỔ HỌC ĐỒNG BẰNG SÔNG MÊ KÔNG, TẬP III: VĂN HOÁ PHÙ NAM (2 quyển)
Tác giả: Louis MALLERET
Tổ chức, biên dịch và giới thiệu: Nguyễn Hữu Giềng, Nguyễn Thị Hiệp, Võ Thị Minh Tâm, Olivier Tessier

Công trình của Louis Malleret với nhan đề L'Archéologie du delta du Mékong (Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông), gồm 4 tập, ấn hành từ 1959 đến 1963, đến nay vẫn là một điểm khởi đầu bắt buộc cho tất cả mọi nghiên cứu khảo cổ về các tỉnh miền Nam của Việt Nam"

Tập III trong bộ sách L'Archéologie du Delta du Mékong (Khảo cổ học đồng bằng sông Mê Kông) giới thiệu đến các nhà nghiên cứu, bạn đọc Việt Nam về những thành tựu nghiên cứu đồ kim hoàn và đá quý thuộc nền văn hóa Óc Eo của Louis Malleret. 

Tập sách này là công trình nghiên cứu đồ sộ, đầy đủ và sớm nhất của nhà khảo cổ Louis Malleret về các sản phẩm kim hoàn, ngọc bích, thủy tinh cùng với nền kinh tế thương mại hàng hải của Phù Nam. Công trình có giá trị rất lớn trong nghiên cứu về nghệ thuật của cư dân cổ, kỹ thuật chế tác và trình độ phát triển của nền văn minh Óc Eo.

Tập III - Văn hóa Phù Nam được chia làm hai quyển (Chính văn và Phụ bản). Chính văn (1) dành cho việc khảo cứu, miêu tả các bộ sưu tập hiện vật trang sức bằng vàng, tiền kim loại, các đồ tạo tác bằng thủy tinh, ngọc bích và những nghiên cứu về đặc tính dân tộc Phù Nam. Phụ bản (II) bao gồm hình ảnh và chú thích về các sản phẩm kim hoàn, đá quý, thủy tinh được tìm thấy ở Óc Eo - Ba Thê và các vùng phụ cận thuộc khu vực miền Tây sông Hậu. 

Nội dung Chính văn (1) gồm có 4 phần: 

Phần 1: Đồ kim hoàn và tiền bằng bạc. Trình bày về các loại hình trang sức và các phụ kiện trang phục được làm bằng vàng; tiền, trang sức bằng bạc và những phát hiện chứng tích nghề kim hoàn ở khu vực miền Tây sông Hậu mà trung tâm là khu đô thị cổ Óc Eo (thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang ngày nay);

Phần 2: Đồ trang sức và đồ thủy tinh màu. Trình bày về các loại hình đồ trang sức được chế tác bằng đá quý và thủy tinh, bao gồm các sản phẩm sản xuất tại địa phương và sản phẩm thương mại du nhập từ nơi khác. Song song với việc này, kỹ thuật sản xuất, nguồn gốc xuất xứ của các đồ trang sức đá quý, thủy tinh được phát hiện ở miền Tây sông Hậu cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng; 

Phần 3: Nghệ thuật chạm khắc đá quý. Trong những nghiên cứu về nền mỹ thuật thuộc văn hóa Óc Eo, Louis Malleret đã đánh giá rất cao về trình độ thẩm mỹ và sức sáng tạo của cư dân Óc Eo cổ. Vì vậy, phần 3 trong Tập III của bộ sách L'Archéologie du Delta du Mékong (Khảo cổ học đồng bằng sông Mê Kông), tác giả đã dành hẳn một phần để trình bày về đặc điểm hình thái và các đề tài chạm khắc trên đồ trang sức bằng đá quý và thủy tinh; 

Phần 4: Nền văn minh Óc Eo và văn hóa Phù Nam. Trình bày những nghiên cứu của Louis Malleret về đặc điểm của dân tộc Phù Nam như về nhân chủng học, phong tục tập quán; niên biểu Óc Eo dựa theo văn bia và phong cách nghệ thuật. Trong phần này ông cũng trình bày chi tiết những kết quả nghiên cứu về truyền thống hàng hải của Phù Nam và những địa điểm trọng yếu đối với nền kinh tế thương mại hàng hải của Phù Nam. 
----------
Tác giả Louis Malleret (1901-1970)

Từ một giáo viên dạy văn trẻ tuổi mới tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Saint-Cloud, ông xin được chuyển sang Đông Dương công tác và có mặt ở Sài Gòn vào năm 1929. Hơn một phần tư thế kỷ lưu trú ở Việt Nam (1929-1957) đã đưa Louis Malleret thành biểu tượng cho những tiến bộ về nghiên cứu châu Á và những thay đổi tích cực của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp (EFEO). Chính ông là người đã phát hiện ra thương điểm chứng minh sự tồn tại thực sự của đất Phù Nam xưa. Cũng chính ông đã lãnh đạo EFEO từ năm 1950 đến 1956, thời kỳ mang tính bước ngoặt đối với lịch sử của Viện. Trước đó, ông từng là thủ thư ở Hội Nghiên cứu Đông Dương (1930-1942) và là Tổng thư ký của Hội (1942-1948), quản đốc Bảo tàng Blanchard de la Brosse (nay là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh) từ năm 1935, Malleret trở thành chuyên gia chính thức của EFEO kể từ năm 1943.

Là một người đa năng, nhà khảo cổ học Louis Malleret đã đồng thời theo đuổi đam mê thời trẻ của mình về lịch sử hiện đại, nghiên cứu văn học, từ thủ thư đến quản đốc bảo tàng. Lý lịch độc đáo của nhà nghiên cứu này đã cho phép trụ sở của EFEO được tạm thời bố trí ở miền Nam, trước khi chuyển hẳn về Paris vào năm 1963. Đặc biệt là ông đã góp phần mở rộng hợp tác hiệu quả trong giới hạn lâm Pháp-Việt và trên trường quốc tế, quy tụ họ xung quanh các bộ sưu tập và các nguồn tài liệu lưu trữ ở Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng