-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Kho báu Kinh thành Huế sau ngày Thất thủ Kinh đô
Tác giả: François Thierry
Dịch giả: Lê Đức Quang
Nhà xuất bản: Hà Nội
Kích thước:
Số trang: 476
Loại bìa:
Biến cố “Thất thủ Kinh đô”, ngày “23 tháng 5” năm Ất Dậu (nhằm ngày 5 tháng 7 năm 1885), để lại dấu ấn vĩnh viễn trong đời sống tinh thần, sinh hoạt tâm linh của người dân Cố đô Huế. Hàng năm, vào khoảng thời gian hạ tuần tháng 5 âm lịch, Cố đô lại chuẩn bị cho lễ cúng, ở mỗi gia đình, mỗi ngõ hẻm góc phố, để tưởng nhớ tất cả những ai đã hy sinh, “trận vong”, trong những ngày tột cùng tang thương của Kinh thành nhà Nguyễn. Những ký ức ghi lại, những hồi ức cá nhân, những nghiên cứu sử học tiếp nối nhau về sự kiện “23 tháng 5” tại Kinh thành Huế.
Thất thủ Kinh thành Huế không chỉ là chuyện thay vua đổi ngôi liên hồi của một Vương Triều, hay thảm cảnh tang thương của dân cư Kinh thành những ngày biến cố, đó là một bước ngoặt lớn: Đất Nước đánh mất chủ quyền, rơi vào vòng xóay bảo hộ và thuộc địa. Từ thời điểm này sự tình mất chủ quyền đất nước sẽ kéo dài hơn nửa thế kỷ, đến tận năm 1945.
Từ nhiều góc độ: nhà viết sử chuyên nghiệp, người viết hồi ký, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian hay nghiệp dư, tất cả, hàng năm vào ngày kỷ niệm, đều như muốn gợi lại một góc khuất nào đó của sự kiện.
Khi tiếp cận tác phẩm “Kho báu của Huế – Một góc khuất của công cuộc thuộc địa hoá tại Đông Dương” được viết bởi tác giả François Thierry, người đọc sẽ đi lại một chặng đường lịch sử khá dài : từ 1847, khi vua Tự Đức lên ngôi tại kinh thành Huế, đến 1997, khi cựu hoàng Bảo Đại qua đời tại Paris. Và đối diện trở lại với “chân dung” của hơn một trăm nhân vật hàng đầu đã tác động lên cục diện Đất Nước Đại Nam đang trong cơn thịnh nộ giằng co, giằng xé giữa hai thế giới, Hán hoá và Âu hoá.
Mục lục:
Chương 1: Về kho báu trước khi có “Chuyện kho báu”
Chương 2: Một vị hoàng đế không chính danh với một chính thể vào cơn khủng hoảng
Chương 3: Giông bão đang nổi lên
Chương 4: “Tứ Nguyệt Tam Vương”
Chương 5: Tử cấm thành trong giông bão
Chương 6: Kho báu và nạn cướp phá
Chương 7: Triều đình Huế những ngày tháng rong ruổi
Chương 8: Số phận một kho báu
Chương 9: Vua Đồng Khánh với phần kho báu được giao lại
Chương 10: Từ chế độ bảo hộ đến chế độ thuộc địa
Chương 11: Một Vương Quyền ngày càng mờ nhạt
Chương 12: Chung cuộc
Lời kết
Nhận xét đánh giá