-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Kinh Điển Phật Giáo: Nguồn Gốc, Phát Triển và Lưu Truyền
Tác giả: Kōgen Mizuno
Dịch giả: Thích Thiện Chánh
Nxb: Thuận Hoá
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Số trang: 432
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO: NGUỒN GỐC, PHÁT TRIỂN VÀ LƯU TRUYỀN
Tác giả: Kōgen Mizuno - Dịch giả: Thích Thiện Chánh
Nói đến lịch sử Phật giáo cũng là nói đến lịch sử truyền bá và phiên dịch kinh điển. Tác phẩm Kinh điển Phật giáo: nguồn gốc, phát triển và lưu truyền của Giáo sư Kōgen Mizuno giải thích chi tiết về quá trình hình thành kinh điển ở Ấn Độ và các nước Trung Á, sự nghiệp phiên dịch kinh điển, sao chép và in ấn kinh điển ở Trung Quốc và Nhật Bản.
Tác phẩm này vốn được tập thành từ một loạt bài viết được đăng trên Nguyệt san Kōsei và về sau xuất bản với nhan đề Kyōden: Sono Seiristu to Tenkan (Kinh điển: thành lập và lưu truyền), gồm bốn chương, trong đó hai chương đầu trình bày sự thành lập của kinh điển Phật giáo và hai chương cuối nói về sự phát triển và lưu truyền kinh điển ở các nước Phật giáo trên thế giới.
Cụ thể ở hai chương đầu giải thích tổng quát về kinh điển Phật giáo, sự hình thành kinh điển nguyên thùy bao gồm cả kinh điển Đại thừa. Tuy được gọi là kinh điển Đại thừa nhưng lại xuất hiện rất sớm mà Chúng ta biết ngày nay. Đồng thời tác giả còn giới thiệu tính uy tín của kinh điển, ngôn ngữ của kinh điển bằng chữ viết hoặc khẩu truyền cũng như quả trình sao chép kinh điển lên các vật liệu cứng như lá bối, đá và kim loại quý. Ở hai chương tiếp theo trình bày nguồn gốc kinh điển được phiên dịch sang tiếng Trung Quốc, vốn được lưu hành ở các nước Đông Á và Đông Nam Á như Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam qua nhiều sắc thái khác nhau.
- Trích Lời người dịch
——
Nhận xét đánh giá