• Luận Đại Trí Độ (Trí Độ Tử Tuệ Sỹ Dịch Từ Bản Chữ Hán Của Kumārajīva, 1971)

Luận Đại Trí Độ (Trí Độ Tử Tuệ Sỹ Dịch Từ Bản Chữ Hán Của Kumārajīva, 1971)

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: HƯƠNG TÍCH
200,000 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

ĐẶT TRƯỚC

ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
NGÀY HỘI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN20K

Giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
NGÀY HOI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN15K

Giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
NGAY HOI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN10K

Giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
NGAY HOI ONLINE

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Luận Đại Trí Độ (Trí Độ Tử Tuệ Sỹ Dịch Từ Bản Chữ Hán Của Kumārajīva, 1971)

Tác giả: Long Thọ Bồ-tát Nāgārjuna

Nxb: ĐÀ Nẵng

Kích thước: 14 x 20.5 cm

Số trang: 372

Loại bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản:
 

Chi tiết sản phẩm

Sinh thời Hòa thượng, những lúc nhàn đàm với đệ tử có lần ông thoáng nhắc đến bộ luận Đại Trí Độ, Mahāprajñā-pāramita-śāstra: “Hồi ở Huế Ta có dịch được 2 tập, chừng chục quyển, bộ này lớn mà không ở yên được một chỗ để hoàn thành…”

Như một kỷ niệm mơ hồ. Chúng tôi không ai hình dung được cuốn sách như thế nào.

Không ngờ mấy chục năm sau, khi tác giả đã an nghỉ, ‘như có người chỉ’, chúng tôi tình cờ tìm thấy tập sách trong một ngôi nhà nhỏ ở Tây Nguyên. Quyển sách cũ kỹ, bìa vàng úa, nhưng còn ghi đậm dòng chữ: Long Thọ Bồ-tát – Luận Đại Trí Độ – Mahāprajñāpāramitaśāstra – Tuệ Sỹ dịch – Tập I – Long Mãnh tùng thư PL. 2515… Sách đánh máy chữ của thập niên 70 thế kỷ trước, in Roneo.

Hỏi ra nhân duyên câu chuyện tập sách này cũng khá thú vị. Em Phật tử đi mua sách ở một tiệm sách cũ tại Sài Gòn, mua thì ít mà tán chuyện với chủ tiệm thì nhiều, được anh bán sách ưu ái bảo: Ông mua mấy cuốn, tôi tặng cho 1 cuốn, ông lựa đi miễn đừng có lấy mấy cuốn mắc tiền! Em nhìn thấy tập sách mỏng này và dù không biết giá trị sách, đã hỏi xin với lý do: “Em không biết sách này nói gì, mắc hay rẻ, nhưng em xin vì đây là sách ‘Thầy’ em làm…” Thế là tập sách được biếu không đem về Tây Nguyên. Để mấy năm sau nó lại theo chúng tôi trở lại Sài Gòn.

Có tập 1, chúng tôi dò hỏi tìm tập 2. Là hỏi thôi chứ biết đâu mà tìm. Ngay cả anh em chuyên sưu tầm sách cũ có người còn nói “Tụi con chưa từng nghe Ôn có dịch cuốn này”. Nhưng vận may lại đến, không ngờ chúng tôi tìm thấy tập 2 trong tủ sách một ngôi chùa nhỏ ở quận 11. Cũng có nghĩa bộ sách này đã đến tay tăng ni, từng có mặt trên các kệ sách chùa viện.

Mỗi tập sách dày khoảng 170-180 trang, dịch 5 quyển trong bộ Đại luận gồm 100 quyển. Phục bản này chúng tôi nhập hai tập làm một cho tiện với độc giả, sửa lỗi typo và làm thêm phần sách dẫn.

Mở cuốn sách xưa cũ ra, câu đầu tiên đập vào mắt chúng tôi như một tia chớp: “Bản dịch này được ấn hành vì sự kính tín của dịch giả đối với Trí-Tuệ và Công-Hạnh của Bồ-tát Long Thọ…”

Chúng tôi biết đó cũng là tiếng vọng ngân dài suốt cuộc đời người dịch. Ông đã đi qua chặng đường 60 năm thăng trầm với thanh gươm Trí-độ, và một lòng tin bất hoại như tuyên ngôn của Long Thọ: “Phật pháp như biển cả, có thể vào bằng Tín, có thể vượt qua bằng Trí.“[1]

Khởi đi bằng tác phẩm đầu tay, Đại cương Thiền quán năm 1967, và luận Đại trí độ, tiếp theo là những nghiên cứu biên khảo về Long Thọ trên tập san Tư Tưởng, Triết học Tánh không, Trung luận, Thành duy thức, tư tưởng bất nhị kinh Duy-ma, kinh Kim cang… cuối đời dừng lại ở luận thư A-tì-đạt-ma Câu-xá của Vasubandhu, Thân luận và sáu bộ Túc luận của Nhất thiết hữu, với ước nguyện chưa hoàn thành là dịch xong tạng kinh-luật-luận nguyên thủy (Thanh văn tạng), làm nền tảng cho toàn bộ Đại tạng kinh Việt Nam sau này. Cuối cùng trở về thiền quán với tác phẩm Thiền định Phật giáo – Khởi nguyên và ảnh hưởng. Trọn một vòng đời từ Không đến Có, Có trở về Không…

Trên đường vạn lý, ngọn gió hắt hiu của trường kỳ biến dịch khi nóng bức, khi lạnh buốt chân lữ khách. Những cuộc đi chưa-hoàn-thành, hoặc đã hoàn thành cái-chưa-hoàn-thành. Luôn là như vậy, cho đến ngày hoàn thành Phật đạo.

Xin nguyện Chánh pháp trường tồn.

Hạnh viên

Mùa an cư PL. 2568

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng