- 15%
  • Mô Hình Tổ Chức Nhà Nước Ở Việt Nam Thế Kỷ X - XIX
  • Mô Hình Tổ Chức Nhà Nước Ở Việt Nam Thế Kỷ X - XIX
  • Mô Hình Tổ Chức Nhà Nước Ở Việt Nam Thế Kỷ X - XIX

Mô Hình Tổ Chức Nhà Nước Ở Việt Nam Thế Kỷ X - XIX

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: NXB ĐHQG Hà Nội
158,100 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Miễn Phí Bao sách - Ghi chú ở phần đặt hàng

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Mô Hình Tổ Chức Nhà Nước Ở Việt Nam Thế Kỷ X - XIX

Tác giả: Phạm Đức Anh

Nxb: ĐHQG HN

Kích thước: 16x24cm

Số trang: 320

Loại bìa: Bìa mềm

Năm xuất bản: 2023
 

Chi tiết sản phẩm

MÔ HÌNH TỔ CHỨC NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM THẾ KỶ X - XIX - Tác giả: Phạm Đức Anh

Mô hình nhà nước, mô hình tổ chức nhà nước hay mô hình thiết chế nhà nước là những khái niệm được sử dụng thống nhất để chỉ kết cấu hay hình thức tổ chức quyền lực nhà nước. Trong kết cấu này, chính quyền - nhà nước là quan trọng nhất, nhưng bên cạnh đó còn có những yếu tố khác hợp thành. Với mô hình nhà nước quân chủ ở Việt Nam, bốn yếu tố (hay thuộc tính) sau đây có thể được coi là cơ bản nhất: 1) hệ tư tưởng cai trị, 2) tổ chức/ cơ cấu chính quyền, 3) hệ thống pháp luật, 4) khả năng kiểm soát, quản lý lãnh thổ của chính quyền trung ương hay quan hệ giữa nhà nước với làng xã. Mô hình nhà nước luôn được nhìn nhận, đánh giá trong toàn bộ quá trình hình thành và phát triển; trong mối quan hệ và sự tương tác giữa các yếu tố bên trong và bên ngoài cấu trúc; cũng như những tác động qua lại với tiến trình lịch sử.

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX là thời kỳ tồn tại của các nhà nước quân chủ độc lập. Trên nền tảng hệ tư tưởng, cơ sở kinh tế – xã hội và khả năng kiểm soát, quản lý đối với các làng xã mà các triều đại quân chủ Việt Nam đã thiết lập các hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

Cuốn sách Mô hình tổ chức Nhà nước ở Việt Nam thế kỷ X – XIX không đi sâu mô tả chi tiết về cơ cấu bộ máy chính quyền của các vương triều như nhiều công trình đi trước, mà trên cơ sở nghiên cứu thiết chế nhà nước phân theo từng giai đoạn, chúng tôi cố gắng hệ thống hóa và khái quát hóa những đặc điểm và hình thức tổ chức nhà nước ở từng thời kỳ lịch sử nhất định đó, cũng như chỉ ra những đặc trưng xuyên suốt, những khuynh hướng vận động và biến đổi của mô hình nhà nước quân chủ Việt Nam trong suốt thời trung đại.

Lịch sử Việt Nam từng xuất hiện một số hình thức tập quyền, điển hình là trong thời kỳ tồn tại của các triều đại Lý – Trần, Lê Sơ và Nguyễn. Trong mỗi hình thức tập quyền đó, tính chất và mức độ tập trung quyền lực của chính quyền trung ương được biểu hiện khác nhau. Điều này có nghĩa, trong khuynh hướng phát triển chung của thiết chế chính trị quân chủ ở Việt Nam, không phải mọi thời kỳ hay tất cả các nhà nước tồn tại từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX đều là tập quyền. Các hình thức nhà nước tập quyền cũng không phải phát triển liên tục theo đường thẳng, mô hình sau xuất hiện ngay khi mô hình trước kết thúc, mà chúng đều có quá trình hình thành sau một thời kỳ gián đoạn và thường chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

Cuốn sách tập trung làm rõ một số vấn đề chủ yếu: 
- Tái hiện một cách khách quan quá trình hình thành và biến đổi, những đặc trưng cơ bản và tính chất của mô hình nhà nước quân chủ trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX.
- Tập trung làm rõ quá trình thiết lập, cấu trúc và đặc điểm, thành tựu và hạn chế của từng hình thức tổ chức nhà nước trong các giai đoạn lịch sử nhất định; nhìn nhận và phân tích thiết chế nhà nước trong những mối quan hệ đồng đại, lịch đại; tác động qua lại giữa bối cảnh lịch sử, nền tảng kinh tế – xã hội với hình thức tổ chức nhà nước.
- Đi sâu phân tích cấu trúc quyền lực nhà nước, tập trung ở bốn nội dung cơ bản: Tư tưởng và chính sách cai trị, bộ máy chính quyền, hệ thống luật pháp, quan hệ Nhà nước – làng xã.
- Chỉ ra những đặc trưng xuyên suốt, những khuynh hướng và quy luật vận động, biến đổi của mô hình tổ chức nhà nước quân chủ ở Việt Nam, đồng thời lý giải căn nguyên của sự vận động và biến đổi đó.

Nội dung chính của cuốn sách bao gồm bốn chương (306 trang):
Chương 1: Thiết chế nhà nước thời Lý – Trần (thế kỷ XI – XIV)
Chương 2: Thiết chế nhà nước Lê Sơ (thế kỷ XV)
Chương 3: Các thiết chế nhà nước trong giai đoạn thế kỷ XVI – XVIII
Chương 4: Thiết chế nhà nước thời Nguyễn (thế kỷ XIX).

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng