Một nền giáo dục Việt Nam mới là tác phẩm, như chính ông tâm sự, sẽ là "một kế hoạch cải các nền giáo dục Việt Nam ” , một bản kế hoạch được viết ra “ dựa vào những điều nhận xét cùng kinh nghiệm có được trong hai chục năm giời , vừa nhờ nghề dạy học, vừa nhờ nghề làm báo, vừa nhờ những cuộc du hành ở hầu khắp các nơi thành thị và thôn quê, suốt từ Bắc vô Nam ”.
Khi đọc tác phẩm này của ông, điều khiến tôi ngạc nhiên và thú vị là cho dù tác phẩm không có dung lượng lớn và chủ yếu mới chỉ dừng ở mức trình bày ý tưởng chứ chira có phân tích cụ thể dựa trên các số liệu thống kê hay tư liệu, nó đã đặt ra , đề cập những vấn đề cốt yếu nhất của giáo dục, những vấn đề mà ngay ở thời điểm hiện tại, khi tôi đang viết những dòng này, vẫn đang làm đau đầu những người ưu tư với nền giáo dục nước nhà.
......
Một nền giáo dục Việt Nam mới có dung lượng không lớn nhưng nó thể hiện sự logic cao về tư duy . Trên cơ sở xem xét giáo dục từ xưa đến nay và nhất là hiện trạng thanh thiếu nhiên , Thái Phỉ đã lần tìm lại xem các cuộc cải cách giáo dục đã được thực thi như thế nào , từ đó phác thảo ra “ một xã hội Việt Nam mai sau ” cùng con “ người mới của xã hội Việt Nam ” từ đó đề ra “ kế hoạch tạo nên người Việt Nam mới ” . Trong kế hoạch này, ông đặc biệt ưu tiên đến “ phụ nữ giáo dục ” .
Nhận xét đánh giá