-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Người Hoa Ở Miền Nam Việt Nam (1954-1975)
Tác giả: Trịnh Thị Mai Linh
Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội
Kích thước: 15 x 23 cm
Số trang: 200
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
NGƯỜI HOA Ở MIỀN NAM VIỆT NAM (1954 - 1975)
Tác giả: Trịnh Thị Mai Linh
Cuốn sách “Người Hoa ở miền Nam Việt Nam (1954 – 1975)” là một công trình nghiên cứu công phu của Tiến sĩ Trịnh Thị Mai Linh, đã được Hội đồng khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thông qua vào tháng 12/2014. Ngoài việc kế thừa những kết quả nghiên cứu đã công bố, tác giả cuốn sách đã dành nhiều công sức để sưu tầm các tư liệu từ nguồn lưu trữ trong và ngoài nước. Nội dung cuốn sách đề cập đến một số lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của người Hoa từ năm 1954 đến năm 1975, trình bày chi tiết các đạo dụ liên quan đến việc quản lý cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam và những tác động của nó đến đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975).
Bố cục của cuốn sách gồm bốn chương chính:
Chương 1. Tổng quan về người Hoa ở Việt Nam;
Chương 2. Trở thành công dân Việt Nam;
Chương 3. Hoạt động kinh tế của người Hoa ở miền Nam Việt Nam;
Chương 4. Các hình thức tổ chức xã hội của người Hoa ở miền Nam Việt Nam.
Ở Chương 1, tác giả đã bổ sung số liệu về dân số người Hoa ở miền Nam Việt Nam vào năm 1956 thông qua xử lý số liệu từ địa phương chí của 30 tỉnh/thành phố ở miền Nam Việt Nam từ tài liệu lưu trữ của Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (Thành phố Hồ Chí Minh), góp phần bổ sung nghiên cứu về dân số của người Hoa ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Đây là đóng góp quan trọng của công trình. Ở Chương 2, dưới nhãn quan của một nghiên cứu sinh chuyên ngành lịch sử, tác giả đã trình bày chi tiết theo biên niên các dấu ấn quan trọng trong quá trình cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam tiến hành “điều chỉnh tình trạng quốc tịch” của họ như thế nào; những biểu hiện ban đầu về tâm lý và sau đó là “hội nhập tự nhiên” của cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam. Qua đó, thấy được “ứng xử” của người Hoa ở miền Nam trong vấn đề quốc tịch của họ. Điểm mới và cũng là nội dung thú vị của cuốn sách này là ở Chương 3, liệt kê những số liệu cụ thể, chi tiết trình bày về những chuyển biến kinh tế dưới thời Việt Nam Cộng hòa của cộng đồng người Hoa ở miền Nam Việt Nam. Thông qua đó, bạn đọc có thể nhìn thấy bức tranh hoạt động kinh tế rất sôi nổi của cộng đồng người Hoa miền Nam Việt Nam. Chương 4 của cuốn sách nghiên cứu về các hình thức thể hiện tổ chức xã hội của cộng đồng người Hoa như: trường học, các tờ báo... dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu sử học.
- Trích Lời giới thiệu
Nhận xét đánh giá