-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Người Hoa Ở Việt Nam - Thời Kỳ Nhà Nguyễn Trước Pháp Thuộc
Tác giả: Dương Văn Huy
Nxb: Khoa Học Xã Hội
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 464
Loại bìa: Bìa mềm
NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM - THỜI KỲ NHÀ NGUYỄN TRƯỚC PHÁP THUỘC
Tác giả: PGS.TS Dương Văn Huy
Cộng đồng người Hoa ở Việt Nam từ lâu đã được coi là một phần của khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiều vấn đề vẫn còn cần thêm các tranh biện, nhưng không thể phủ nhận những đóng góp và những ảnh hưởng tích cực của người Hoa lên nền kinh tế - chính trị - xã hội của Việt Nam.
Với nhiều năm nghiên cứu về người Hoa ở Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á, qua công trình Người Hoa ở Việt Nam - Thời kỳ nhà Nguyễn trước Pháp thuộc, tác giả PGS.TS. Dương Văn Huy đem đến góc nhìn/luận điểm/kiến giải sâu sắc cho cả giới nghiên cứu lẫn bạn đọc quan tâm về chủ đề này. Thông qua việc khai thác những nguồn tư liệu phong phú, nhất là các thư tịch cổ, tài liệu thống kê và các văn bản pháp quy trong và ngoài nước, cuốn sách sẽ giới thiệu đến bạn đọc bức tranh tương đối toàn diện, có hệ thống về quá trình hình thành cộng đồng, vai trò kinh tế, chính trị, văn hóa và bang giao quốc tế của người Hoa thời kỳ nhà Nguyễn trước Pháp thuộc. Đồng thời, cuốn sách cũng đi sâu phân tích tiến trình hội nhập của cộng đồng người Hoa vào trong xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử này.
Người Hoa di cư đến Việt Nam vừa mang tính chất tự phát nhưng cũng vừa mang tính tổ chức. Cộng đồng này đã xuất hiện tại khá nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực châu Á, đem theo đó là bản sắc tộc người và khả năng thích ứng cũng như tác động tới văn hóa bản địa. Công trình của tác giả Dương Văn Huy đã cung cấp một bức tranh khá toàn diện về sự biến đổi về lượng và chất của cộng đồng dân nhập cư này, nhất là sự gia tăng vai trò của họ trong nền thương mại và sự hội nhập của họ trong xã hội Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XIX.
Mối quan hệ hai chiều giữa người Hoa với dân tộc Việt, và giữa hệ thống chính trị Việt Nam đương thời, cụ thể là các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn đối với người Hoa, cũng đã được luận bàn. Từ đó bạn đọc có thể thấy một bức tranh chuyển động không ngừng của hai luồng văn hóa Việt - Trung cũng như mối quan hệ chính trị - xã hội giữa hai quốc gia nằm ở Đông bán cầu.
Nhận xét đánh giá