-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Nguồn Gốc Tộc Người Của Các Quốc Gia
Tác giả: Anthony D. Smith
Dịch giả: Đặng Đức Hiệp
Nxb: Khoa Học Xã Hội
Kích thước: 14 x 22 cm
Số trang: 592
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
NGUỒN GỐC TỘC NGƯỜI CỦA CÁC QUỐC GIA
Anthony D. Smith là một nhà xã hội học lịch sử người Anh. Ông từng là Giáo sư về Chủ nghĩa dân tộc và Dân tộc tại Trường Kinh tế London. Ông được coi là một trong những người sáng lập lĩnh vực nghiên cứu chủ nghĩa dân tộc liên ngành.
Ông lấy bằng đầu tiên về triết học tại Đại học Oxford, đồng thời lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ Xã hội học tại Trường Kinh tế London. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Nghiên cứu dân tộc và Chủ nghĩa dân tộc.
Cuốn sách này là một trong những đóng góp xuất sắc và toàn diện nhất của Smith về những cách thức mà các loại hình “dân tộc” và “tộc người” hình thành và phát triển theo thời gian.
Ông đưa ra các ý niệm rằng tất cả các dân tộc đều có “các cốt lõi tộc người” thống trị (dominant ‘ethnic cores’); ông cũng nhấn mạnh rằng chủ nghĩa dân tộc không chỉ là một hiện tượng của thời hiện đại, mà còn có các nguồn gốc từ thời tiền hiện đại.
Ông xác lập một phương pháp tiếp cận chủ nghĩa dân tộc mà ông gọi là tộc người - biểu tượng luận (ethnosymbolism) - tập trung vào việc nghiên cứu các yếu tố văn hóa, tôn giáo, biểu tượng, phong tục, tập quán và ngôn ngữ,… để hiểu cách chúng góp phần vào việc hình thành và thúc đẩy tinh thần dân tộc và quốc gia.
Theo Smith, chủ nghĩa dân tộc không đòi hỏi tất cả các thành viên của một “dân tộc” phải giống nhau, mà chỉ yêu cầu họ phải cảm thấy có một mối liên hệ mãnh liệt về tình đoàn kết với dân tộc và các thành viên khác của dân tộc ấy. Ý thức về chủ nghĩa dân tộc có thể tồn tại và được tạo ra từ bất kỳ một hệ tư tưởng thống trị nào tồn tại ở một địa bàn nhất định. Chủ nghĩa dân tộc được xây dựng trên các hệ thống thân tộc, tôn giáo và tín ngưỡng đã từng tồn tại từ trước. Smith mô tả các nhóm tộc người tạo nên nền tảng của các dân tộc hiện đại là các “tộc người”.
Smith định nghĩa chủ nghĩa dân tộc là “một phong trào mang tính ý thức hệ nhằm đạt được và duy trì quyền tự chủ, sự thống nhất và bản sắc nhân danh một cộng đồng dân cư mà theo ý kiến của một số thành viên của cộng đồng đó sẽ tạo nên một ‘dân tộc’ thực sự hoặc một ‘dân tộc’ tiềm năng”.
Các đánh giá về tác phẩm
“Phạm vi công trình của tác giả Smith thật ngoạn mục... Ở một khía cạnh nào đó, Phần I là phần độc đáo nhất của cuốn sách; theo hiểu biết của tôi thì không có một công trình nghiên cứu nào có thể so sánh được”.
Tạp chí Lịch sử Tộc người Mỹ
Nhận xét đánh giá