- 20%
  • Nhà báo Nhật Bản - TAKANO ISAO - Nhân chứng quả cảm

Nhà báo Nhật Bản - TAKANO ISAO - Nhân chứng quả cảm

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: NXB Tổng Hợp Tp.HCM
128,000 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
NGÀY HỘI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN20K

Giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
NGÀY HOI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN15K

Giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
NGAY HOI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN10K

Giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
NGAY HOI ONLINE

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Nhà báo Nhật Bản - TAKANO ISAO - Nhân chứng quả cảm

Tác giả: Đoàn Lê Giang - Nguyễn Đỗ An Nhiên

Nhà xuất bản: Tổng Hợp Tp HCM

Kích thước: 16 x 24 cm

Số trang: 344

Loại bìa: Bìa mềm

 

Chi tiết sản phẩm

Đầu năm 1979, khi cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc diễn ra ác liệt tại Lạng Sơn, nhà báo Nhật Bản Takano Isao của báo Akahata và đồng nghiệp đã không quản ngại nguy hiểm, dấn thân vào bom đạn để đưa những thông tin chiến sự nóng hổi nhất đến độc giả trong và ngoài nước. Ông đã chọn ủng hộ và bảo vệ tính chính nghĩa trong cuộc chiến của nhân dân Việt Nam. Ông đã ngã xuống trong khi tác nghiệp, trúng phải đạn bắn tỉa của lính Trung Quốc. Cái chết của Takano đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người dân Việt Nam và loài người tiến bộ trên thế giới. Có rất nhiều bài báo, bài thơ, bài hát, bộ phim viết về anh, lấy anh làm nguồn cảm hứng, trong đó, nổi tiếng nhất là bài Takano - Nhân chứng quả cảm của nhạc sĩ Phó Đức Phương:

“Xin hát về người con của đất nước tuyết trắng Fuji hùng vĩ

Anh đã đến quê tôi trong những ngày lửa khói

Tấm lòng anh tươi thắm như hoa anh đào hé nở...”

Năm 2003, khi viết tham luận "Dịch văn học Việt Nam ở Nhật Bản", Đoàn Lê Giang đã giới thiệu Takano Isao với tư cách là dịch giả của văn học Việt Nam. Mười lăm năm sau, khi dịch thiên phóng sự của nhà báo Nakamura Goro viết về những giờ phút cuối cùng trước lúc hy sinh của nhà báo Takano Isao anh hùng để đăng trên báo Tuổi trẻ, Nguyễn Đỗ An Nhiên cũng tình cờ đọc được bài tham luận trên. Năm 2019, đúng bốn mươi năm ngày Takano hy sinh, các bạn bè của anh, đứng đầu là phóng viên Nakamura Goro đã thực hiện chuyến đi tưởng niệm anh, thăm lại nơi anh ngã xuống, đồng thời tổ chức nói chuyện và trưng bày hình ảnh di vật về anh ở hai trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhà báo Goro chính là người đã cùng Takano lên Lạng Sơn vào ngày 7 tháng 3, và là người đã may mắn sống sót trong buổi chiều định mệnh ấy. Sau đợt tưởng niệm, chúng tôi (Đoàn Lê Giang và Nguyễn Đỗ An Nhiên) quyết định cùng nhau thực hiện cuốn sách về Takano Isao, để ghi nhớ về nhà báo anh hùng, dịch giả văn học Việt Nam, một người đã sống và chết vì tình yêu với Việt Nam. Chúng tôi vừa biên soạn, vừa dịch các tài liệu tiếng Nhật viết về Takano. Sách gồm ba phần:

Phần I: Takano Isao - Nhà báo anh hùng.

Phần này có 3 mục. Mục I giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp của Takano, đặc biệt đi sâu thuật lại cái chết anh hùng của anh. Mục II sưu tầm những tin bài về cái chết và tang lễ Takano. Mục III là hình ảnh về cuộc đời Takano, từ thuở nhỏ đến khi đi học ở Hà Nội, có gia đình cho đến trước lúc hy sinh. Phần này chủ yếu do Đoàn Lê Giang thực hiện.

Phần II: Takano Isao - Nhật ký chiến trường và dịch văn học Việt Nam.

Phần này có 2 mục. Mục I trích dịch cuốn Ngày 7 tháng 3 ở Lạng Sơn, cuốn sách sưu tập các bài báo của Takano, thư từ của Takano gửi cho cha mẹ, vợ con. Những văn bản ấy vừa cho thấy công việc vừa cho thấy đời sống tình cảm riêng của Takano, có thể coi đó như một loại nhật ký chiến trường. Phần sau của cuốn Ngày 7 tháng 3 ở Lạng Sơn còn có thư từ của vợ và bố của Takano Isao, đặc biệt là phóng sự Cùng phóng viên Takano Isao - Lạng Sơn, ngày 7 tháng 3 của Nakamura Goro, nhà báo, bạn thân của Takano. Mục II của phần này giới thiệu lời bạt của Takano Isao khi dịch hai tác phẩm văn học Việt Nam là Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi và Áo trắng của Nguyễn Văn Bổng. Phần này chủ yếu do Nguyễn Đỗ An Nhiên dịch.

Phần III: Takano Isao trong lòng gia đình và bè bạn.

Phần này có 3 mục. Mục I dịch chương nói về Michiko, vợ của Takano Isao trong sách Chồng tôi không trở về - 30 năm của những người vợ phóng viên đã mất trong chiến tranh Việt Nam do Tonoshima Miki thực hiện. Chương này nói về cuộc đời của Michiko, tình yêu và cuộc sống của cô với Takano, những đau đớn của cô khi nghe tin chồng hy sinh ở Việt Nam, tang lễ và những tháng năm cuộc đời sau khi chồng mất đi. Mục II sưu tập bài viết của nhà báo nổi tiếng Ishikawa Bunyo về Takano; thơ, nhạc, phim Việt Nam ngợi ca Takano Isao. Mục III là tin bài, hình ảnh về hoạt động tưởng niệm 40 năm ngày Takano Isao hy sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh, Lạng Sơn và Hà Nội tháng 3 năm 2019. Phần này do Nguyễn Đỗ An Nhiên và Đoàn Lê Giang cùng thực hiện.

- Những người dịch và biên soạn

Trích Lời nói đầu

 

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng