- 20%
  • Nhà Ở Cổ Truyền Các Dân Tộc Việt Nam

Nhà Ở Cổ Truyền Các Dân Tộc Việt Nam

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

447,200 ₫
Số lượng
 
1
 

Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng

ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN20K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN15K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN10K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
CK 20/11

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Nhà Ở Cổ Truyền Các Dân Tộc Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Khắc Tụng

Nhà xuất bản: Khoa Học Xã Hội

Kích thước: 16 x 24 cm

Số trang: 696

Loại bìa: Bìa Cứng

 

Chi tiết sản phẩm

NHÀ Ở CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM - PGS TS. Nguyễn Khắc Tụng

Trong đời sống văn hóa của các dân tộc Việt Nam hay bất kỳ một dân tộc nào trên thế giới, vấn đề “Mặt bằng sinh hoạt” vẫn luôn là một chủ đề phức tạp nhưng đầy thú vị và được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Và bốn chữ “Mặt bằng sinh hoạt” đó cũng chính là kết quả nghiên cứu cả đời của PGS TS. Nguyễn Khắc Tụng khi ông dốc trọn tâm huyết khảo cứu về nhà ở truyền thống của các tộc người ở Việt Nam.

Vấn đề truyền thống – hiện đại vẫn diễn ra xuyên suốt trong chiều dài lịch sử. Những sự vật, hiện tượng hay cụ thể là nhà ở khi trải qua thời gian đều sẽ có sự biến đổi, và những điều biến đổi ấy đều sẽ dần trở nên “hiện đại”, để lại những nét xưa cũ với tên gọi là “truyền thống”. Tuy nhiên, để giữ được bản sắc dân tộc, để hiểu hơn về tinh hoa của thời đại, những người làm kiến trúc cần có được hiểu biết sâu sắc về những điều “truyền thống” ấy, để rồi kết hợp với “hiện đại”, nhằm tạo ra những công trình thật đặc biệt và mang tính lưu giữ văn hóa cao. Đây cũng là điều PGS. TS. Nguyễn Khắc Tụng mong muốn khi viết nên cuốn sách này.

Trong bối cảnh những năm 1978 khi tư liệu còn ít, chưa có độ chuyên sâu, chủ yếu vẫn còn là hình ảnh hoặc bài đăng ngắn trên các sách báo, tạp chí thì tác giả đã “lấp đầy” bằng những kiến thức chuyên sâu hơn, chuyên nghiệp hơn, bài bản hơn qua quá trình thực địa và phân loại của mình. Nhờ đó, cuốn sách đã khái quát thành công những đặc điểm cũng như giá trị của nhà ở cổ truyền của các dân tộc Việt Nam.

Khi trình bày về nhà ở của các dân tộc Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Khắc Tụng đã xây dựng khung phân tích thống nhất. Sau khi điểm những vấn đề cơ bản về tộc người như tên gọi, dân số, phân bố dân đến ngôi nhà. qua lịch sử, đặc điểm văn hóa, ông tập trung vào bốn vấn đề chính là loại hình nhà, kiến trúc, mặt bằng sinh hoạt và các tập tục liên quan.

Đề cập đến nhà ở của mỗi tộc người, ông đều rút ra đặc điểm hay bản sắc nhà ở của họ. Những đặc điểm đó lưu giữ trong kỹ thuật kiến trúc, cụ thể là ở các vì kèo, vì cột, hình mái, trang trí và ở mặt bằng sinh hoạt, được đề cập trong phần chính văn và cả tóm tắt tại phần phụ lục.

Từ đặc điểm nhà ở của mỗi tộc người, PGS.TS. Nguyễn Khắc Tụng còn khái quát đặc điểm chung về nhà ở của các tộc người cùng thuộc nhóm ngôn ngữ.

Nhìn lại công trình Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam của PGS.TS. Nguyễn Khắc Tụng, có thể khẳng định đây chính là hướng nghiên cứu của dân tộc học kiến trúc (Architectural ethnography), mặc dù trong bộ sách này ông chưa đề cập tới thuật ngữ đó. Trên thực tế, ông không chỉ kết giao với các nhà kiến trúc mà còn tiếp thu, kế thừa các thành tựu và hợp tác nghiên cứu với các cộng sự của ngành kiến trúc. Ngay trong bộ sách này, ông cũng sử dụng một số hình vẽ về vì kèo và mặt bằng sinh hoạt của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Rõ ràng, công trình của ông không chỉ có giá trị về nghiên cứu văn hóa tộc người, mà còn gợi mở một hướng nghiên cứu liên ngành để phục vụ kiến trúc và xây dựng nhà ở của các dân tộc Việt Nam hiện nay, để vừa bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tộc người, vừa đáp ứng nhu cầu trong phát triển.

PGS.TS Vương Xuân Tình
Trích Lời Tựa
 

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng