-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Nhà trường Pháp ở Đông Dương
Với công trình Nhà trường Pháp ở Đông Dương (L’Ecole française en Indochine, Nhà xuất bản Karthala, Paris, 1995), Giáo sư Trịnh Văn Thảo muốn qua việc nghiên cứu nền giáo dục của Pháp ở Việt Nam trước 1945 để đi sâu phân tích làm rõ một loạt vấn đề đặc biệt quan trọng cả về mặt lí luận và thực tiễn: Sự du nhập giáo dục và văn hóa Pháp vào Việt Nam; ảnh hưởng và tác động đến đời sống văn hóa và xã hội Việt Nam; mức độ đồng hóa, cũng như những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình ảnh hưởng qua lại đó.
Không chỉ vậy, chúng ta đã có những bằng chứng lịch sử để khẳng định rằng trong cuộc đụng độ văn hóa Đông - Tây này, văn hóa Việt Nam, dân tộc Việt Nam không đóng vai trò tiếp nhận thụ động, mà trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước truyền thống mạnh mẽ, chúng ta đã biết trên cơ sở nền giáo dục Pháp mà chọn lọc những yếu tố tích cực, tốt đẹp, tiến bộ trong nền văn hóa Pháp để vận dụng một cách hiệu quả vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngoài ý muốn chủ quan của thực dân Pháp đã diễn ra một sự tiếp biến văn hóa và chính sự tiếp biến văn hóa đó đã thúc đẩy quá trình hội nhập văn hóa và phát triển tư tưởng theo xu hướng tiến bộ, dẫn tới một cuộc vận động cách mạng dân chủ đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Trên đây là những ưu điểm về nội dung công trình nghiên cứu của Giáo sư Trịnh Văn Thảo. Người đọc có thể an tâm về sự phong phú của các nguồn tư liệu được tác giả khai thác trong các cơ quan lưu trữ của nước Pháp, cũng như các ý kiến đánh giá chừng mực, thận trọng của tác giả. Tất nhiên, đây là một cuốn sách khó dịch bởi “dầy đặc” các thuật ngữ chuyên môn đòi hỏi người dịch phải có một sự am tường về nội dung và tổ chức của nhà trường Pháp ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng trước kia, và hơn nữa chính nguyên bản cũng có những điểm cần phải bổ sung, đính chính, chú thích thêm. Thế nên, bản dịch chắc chắn không thể tránh khỏi những sơ suất ngoài ý muốn của các dịch giả. Vì vậy, rất cần có một sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia và đông đảo bạn đọc để hoàn thiện bản dịch cho lần tái bản.
Nhận xét đánh giá