-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Những Người Nga Đầu Tiên Đến Việt Nam
Tác giả: A. A.Socolov (chủ biên)
Dịch giả: Nhiều dịch giả
Nhà xuất bản:Khoa học Xã hội
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 462
Loại bìa: Bìa cứng
Tại nước Nga, sự thức tỉnh mối quan tâm đối với Đông Dương là vào những năm 80 – 90 của thế kỷ XIX, khi vị trí của nước Pháp trên thực tế đã được củng cố tại khu vực này. Sang những năm đầu thế kỷ XX, ở Nga bắt đầu xuất hiện nhiều hơn những bài báo và sách riêng biệt chứa đựng thông tin về các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các ấn phẩm này đã in khá định kỳ những trích đoạn từ nhật ký của các nhà du lịch, ghi chép của các sĩ quan hải quân và những bài báo của các nhà bác học về Việt Nam.
Trong số bút ký, mẩu tin, báo cáo ấy, nhà Việt Nam học người Nga Anatoli Socolov đã sưu tầm, tuyển chọn những bài đặc sắc nhất, tập hợp thành cuốn sách Những người Nga đầu tiên đến Việt Nam (Phóng sự và bút ký thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX). Ấn phẩm là một công trình độc đáo về nguồn cội mối quan hệ hữu nghị Nga – Việt.
Tham gia chuyển ngữ cuốn sách là đội ngũ dịch giả tiếng Nga hàng đầu Việt Nam: Dịch giả, nhà văn Hoàng Thúy Toàn, NGƯT. Vũ Thế Khôi, Chu Nga, Vũ Đình Phòng, Hồ Bất Khuất, Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Hào.
Có thể nói, cơ sở nội dung của cuốn sách được viết rất sống động và hấp dẫn. Dù phần lớn bài viết được các tác giả viết theo thể ký sự thượng lưu, nhưng độc giả vẫn có thể cảm thấy hoàn toàn rõ ràng rằng, ngoài mục đích nhận thức và giải trí đơn thuần, chủ nhân của các bài viết này còn theo đuổi một mục đích khá cụ thể, đó là xác định địa vị của Nga tại phương Đông trong tình hình thế cục đổi thay nhanh chóng.
Vì thế, trong văn bản có không ít các ngoại đề gắn với lịch sử của vấn đề này hoặc vấn đề khác, cũng như những luận chứng và ấn tượng cụ thể về chính trị, nghệ thuật, tín ngưỡng và phong tục dân tộc.
Nhìn chung, tuy các tác giả mang địa vị xã hội, nghề nghiệp khác nhau, nhưng các bài viết trong cuốn sách đều mang một đặc điểm chung nổi bật, đó là sự đồng cảm chân thành của người Nga đối với tình cảnh nặng nề của người Việt Nam dưới chính quyền thực dân Pháp, sự kính trọng đối với nền văn hóa và các truyền thống của một dân tộc khác – những nét bao giờ cũng có sẵn ở những đại diện tiến bộ ưu tú nhất của xã hội Nga.
Nhận xét đánh giá