-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách- ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Ôn Quận công Vũ Khâm Lân: Cuộc đời, sự nghiệp và di văn
Tác giả: Nguyễn Thanh Tùng sưu tầm, khảo cứu và giới thiệu
Nhà xuất bản: ĐHSP
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang:
Loại bìa: Bìa mềm
Vũ Khâm Lân (1703 – 1758), hiệu Di Trai (hoặc Di Hiên), Vu Tẩu, quê ở xã Ngọc Lặc, tổng Mỹ Xá, huyện Tứ Kỳ, trấn Hải Dương (nay là thôn Ngọc lặc, xã Ngọc Sơn, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương). Ông là một nhà nho – học giả - quan chức có vị trí đáng chú ý trong lịch sử văn hoá Việt Nam. Độc giả hiện đại có thể biết đến Vũ Khâm Lân qua những nhận định nổi tiếng của ông về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), về Thám hoa Vũ Thạnh (1644 – 1727), về kiệt tác Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ (thế kỉ XVI) hay về câu chuyện tình đậm màu sắc tiểu thuyết của ông trong tác phẩm Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh (1756 – 1828). Tuy nhiên, thân thế, cuộc đời, đặc biệt là sự nghiệp đa dạng, nhiều thành tựu nhưng cũng đầy căng thẳng, cay đắng của Vũ Khâm Lân vẫn chưa được biết đến rộng rãi. Độc giả cũng có thể chưa biết hết, hoặc nhiều khi ngộ nhận về những tác phẩm thơ văn chứa đựng những tư tưởng, tình cảm của ông.
Ôn Quận công Vũ Khâm Lân: Cuộc đời, sự nghiệp và di văn là công trình công bố đầy đủ nhất những tư liệu nguyên cấp liên quan đến Vũ Khâm Lân, trong đó có nhiều tư liệu quý còn ít được biết đến. Các tư liệu được giải mã, chuyển ngữ với nỗ lực cao nhất. Đồng thời, từ việc “đọc sâu”, đọc liên văn bản, cuốn sách tái dựng được tương đối rõ nét “bức chân dung” nhà nho – học giả – quan chức Vũ Khâm Lân, cũng như tái định vị được phần nào vị trí của ông trong “bức tranh” Đại Việt thế kỉ XVIII nói riêng và trong lịch sử văn hoá Việt Nam nói chung.
Cuốn sách gồm ba phần.
+ Phần một khảo về cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Khâm Lân. Trong đó, cuốn sách hệ thống lại các sự kiện trong các tư liệu, để dựng lại hình dung về cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Khâm Lân với đầy đủ những thăng trầm. Qua đó, ông hiện lên là một nhà nho có đóng góp đa dạng trên các mảng chính trị, quân sự, bang giao, giáo dục và trước thuật.
+ Phần hai sưu tầm di văn của Vũ Khâm Lân. Trong đó, cuốn sách tập hợp cả những trước tác của Vũ Khâm Lân và các tác phẩm còn tồn nghi. Các trước tác được phân bố theo thể loại, gồm: tấu chương, phả kí, tựa dẫn, truyện kí, thơ ca. Tổng cộng có hơn 15 tác phẩm của Vũ Khâm Lân được tìm thấy.
+ Phần ba – Phụ lục của cuốn sách gồm có niên biểu của Vũ Khâm Lân, một số tư liệu liên quan đến Vũ Khâm Lân được dịch (như các sắc phong, chỉ, lệnh chỉ, bằng cấp ban cho Vũ Khâm Lân và gia đình, các câu chuyện, giai thoại về Vũ Khâm Lân,...), nguyên văn chữ Hán một số văn bản và một số ảnh tư liệu có liên quan tới Vũ Khâm Lân.
Sách có hệ thống tài liệu tham khảo và phần sách dẫn (index) để độc giả tiện tra cứu.
Với nội dung chính nêu trên, cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các nhà nghiên cứu lịch sử văn hoá Việt Nam truyền thống nói riêng và những độc giả quan tâm đến lịch sử văn hoá dân tộc nói chung. Ngoài ra, giá trị của cuốn sách còn tuỳ thuộc vào những mối quan tâm hay các góc nhìn, quan điểm tiếp cận đa dạng của các độc giả trong thực tế học thuật hay thực tế đời sống.
Một số trích dẫn về Vũ Khâm Lân:
"Lân thông hiểu việc quân, nhiều lần lập công, được vào Chính phủ, tính khảng khái, không a dua kẻ quyền quý, bị những người giữ chính sự lúc bấy giờ ganh ghét. Đang ở chức Thị lang Bộ Lại thì bị giáng, mãi sau mới thăng lại chức ấy. Khi mất được tặng Thượng thư" (Đại Việt sử kí tục biên)
"Xã Ngọc Lặc có Tiến sĩ Vũ Khâm Thận. Ông được vua cho đổi là Khâm Lân, làm quan đến Đông các Đại học sĩ. Đời vua Cảnh Hưng (1740 – 1786), ông cùng với Phạm Đình Trọng (người xã Khinh Thượng Quận) dẹp loạn Nguyễn Hữu Cầu (xã Lôi Động, huyện Thanh Hà, tục gọi là giặc Vó). Nhờ công lao đó ông được thăng chức kiêm Thị lang 2 bộ là Lại và Lễ. Lại đi sứ 2 lần, được thăng tiếp chức Ngự sử đài Đô ngự sử kiêm Quốc sử Tổng tài, tước hiệu Ôn Quận công. Ông là bậc Thượng trụ quốc, Thượng trật, được tặng Binh bộ Thượng thư. Khi mất, trải các đời luôn được phong tặng, nay còn 6 đạo sắc." (Hải Dương tỉnh địa dư chí)
Nhận xét đánh giá