- 20%
  • PANCHATANTRA - Thuật Xử Thế Ấn Độ

PANCHATANTRA - Thuật Xử Thế Ấn Độ

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Xuất xứ: Viet Nam
127,200 ₫
Số lượng
 
1
 
ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN20K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN15K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
CK 20/11

NHẬP MÃ: NGVN10K

Khuyến mãi nhân dịp 20/11 giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
CK 20/11

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

PANCHATANTRA - Thuật Xử Thế Ấn Độ

Tác giả:  VICHNOUSARMAN

Dịch giả: Huỳnh Ngọc Trảng, Phạm Thiếu Hương, Nguyễn Tuấn (Dịch từ bản tiếng Pháp của Edouard Lancereau)

Kích thước: 19x21

Số trang: 356

Loại bìa: Bìa mềm

Chi tiết sản phẩm

PANCHATANTRA thuật xử thế Ấn Độ

Thoạt nhìn tựa sách này, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy đây là một nghiên cứu lớn lao? Nhưng không như bạn nghĩ đâu, chính xác thì quyển sách này tập hợp tập truyện ngụ ngôn cổ điển trong văn học Ấn Độ vô cùng nổi tiếng trong lịch sử.

Sau khi được xem như là tinh túy của tất cả những tác phẩm về khoa học chính trị trên thế giới, Vichnousarman đã làm thành năm quyển của tác phẩm PANCHATANTRA - Bộ sưu tập truyện ngụ ngôn lừng danh.

Panchatantra Năm quy tắc ứng xử) là một sưu tập viết bằng văn xuôi lẫn văn (tiếng sanskrit: पञ्चतन्त्र/Pañcatantra, có nghĩa là vần cổ xưa của Ấn Độ, bao gồm những truyện ngụ ngôn về muôn thú, gắn kết mật thiết với nhau. Tác phẩm tiếng sanskrit gốc, được một số độc giả xác tín rằng được Vichnousarman biên soạn vào thế kỷ thứ III trước công
nguyên. Tác phẩm dựa trên những sáng tác truyền khẩu ra đời trước đó, bao gồm “những truyện ngụ ngôn về loài vật... cổ xưa đến mức không thể tưởng tượng ra được”. Đây là tác phẩm văn chương Ấn Độ được dịch ra các thứ tiếng nước ngoài nhiều nhất và chính vì vậy, đây là tập truyện kể được phổ truyền rộng rãi khắp thế giới. Theo Franklin Edgerton, nhà nghiên cứu và dịch giả Panchatantra ra tiếng anh (xuất bản vào năm 1924) thì:
Nội dung của Panchatantra là tập hợp những câu chuyện ngụ ngôn lý thú, có quan hệ đan xen qua lại lẫn nhau. Theo lời mở đầu, khởi phát của mọi việc là nhà vua, sau khi hỏi ý kiến các quan cận thần, đã quyết định giao phó việc dạy dỗ các con mình cho đạo sĩ Vichnousarman, một bậc hiền triết thời bấy giờ. Ông đã soạn bộ sách Panchatantra để làm giáo trình giảng dạy cho các hoàng tử.


Trong truyền thống Ấn Độ Panchatantra được gọi là Nitisatra. Niti có nghĩa đen là “đức tính khôn ngoan trong cuộc sống” và satra có nghĩa là luận thuyết (hiểu là kinh tập) về kỹ thuật hay học thuật; do đó, niti-satra có thể được coi là luận thuyết về khoa chính trị và nhận thức. Nguồn gốc các truyện cấu thành nội dung Panchatantra là từ truyền thống trị quốc chuyên nghiệp cùng với truyền thống thuật chuyện của cả văn học viết lẫn văn học
truyền miệng. Đồng thời Panchatantra cũng rút từ giáo lý và các trích dẫn artha satras để đưa vào sách nhiều thông điệp quan trọng. cũng có thể hiểu rằng niti là sự thể hiện nỗ lực đáng khâm phục nhằm trả lời câu hỏi thường trực: Làm thế nào để đạt được niềm vui sướng tột đỉnh có thể được từ cuộc sống làm người và rằng niti là sự phát triển hài hòa của năng lực con người, một cuộc sống an ổn, có tài sản, có hành động đúng đắn, đạt được tình hữu ái, và kiến thức có được từ nỗ lực học tập. Tất cả những điều mong cầu đó được hòa trộn nhuần nhuyễn hầu tạo nên sự an lạc.


Panchatantra chia sẻ nhiều câu chuyện thông thường trong kinh Bổn sanh/Jataka của Phật giáo được cho là do đức Phật kể trước khi nhập Niết bàn vào những năm 400 trước công nguyên. các nhà nghiên cứu chuyên sâu về Panchatantra khẳng định: rõ ràng là các Phật tử đã không phát kiến ra các câu chuyện kể và cũng không hoàn toàn chắc chắn rằng tác giả Panchatantra vay mượn từ kinh Bổn sanh/Jataka hay sử thi Mahâbhârata hoặc tác giả bị buộc chặt vào kho tàng truyện kể phổ biến, cả sáng tác truyền khẩu lẫn văn học viết của Ấn Độ thời cổ. Nhiều học giả cho rằng, các câu chuyện dựa vào truyền thuyết truyền khẩu dân gian trước đó và cuối cùng được viết thành truyện, mặc dù họ không có bằng chứng cụ thể.


Ngược lại, đầu thế kỷ XX, dựa trên kết quả nghiên cứu so sánh lại chỉ ra rằng truyện dân gian Ấn Độ đã vay mượn nhiều từ văn học viết. Nói chung, Panchatantra là một tập thành các câu chuyện từ nhiều nguồn để tái tạo nên nội dung phong phú của mình.
Tập thành các truyện ngụ ngôn đó được chia ra thành 5 tập: 1/ Mitra-bheda: sự chia rẽ bạn bè (kể chuyện sư tử và bò); 2/ Mitra-labha hoặc Mitra-samprati: sự kết giao bè bạn (kể chuyện quạ, chuột, rùa và nai); 3/ Kakolukiyam: chiến tranh và hòa bình (kể chuyện quạ và cú); 4/ Labdhapranasam: mất của (kể chuyện khỉ và sấu); 5/ Apariksitakarakam:
cách ứng xử không chấp nhận được (kể chuyện bốn người Bà-la-môn đi tìm sự giàu sang). Mỗi tập lấy một câu chuyện chính làm khung sườn để chèn thêm nhiều câu chuyện độc lập vào đó, như thể một nhân vật thuật chuyện cho người khác nghe. Thông thường những câu chuyện này hàm chứa những câu chuyện riêng lẻ kia, câu chuyện này mở ra câu chuyện khác, thậm chí ba bốn cấp độ sâu xa hơn. Ngoài những câu chuyện, các nhân vật còn đưa ra những câu văn vần để biểu đạt triết lý của mình và chính nhờ đó, các truyện ngụ ngôn có được sắc thái độc đáo và hấp dẫn đặc biệt.


Do chính những giá trị văn chương và triết lý của các câu chuyện cấu tạo nên nội dung đặc biệt phong phú và hấp dẫn nên Panchatantra đã được đón nhận nồng hậu khắp nơi, ở Ấn Độ lẫn các quốc gia khác.


Từ thế kỷ thứ VI đến nay Panchatantra đã lan tỏa rộng thông qua các dị bản khác nhau và các bản dịch. Nguyên bản Ấn Độ được dịch đầu tiên ra tiếng nước ngoài là bản dịch tiếng Pahlavi của Borzuya vào năm 570, rồi dịch sang tiếng Ả rập vào năm 750. Đây nguồn cội của các dị bản ngôn ngữ châu Âu, trước khi có bản dịch tiếng anh từ nguyên bản sanskrit Hitopadesha của charles Wilkins vào năm 1787.


Panchatantra định dạng là một tác phẩm văn học trong khoảng thời gian từ thế kỷ iV đến thế kỷ Vi từ bản văn gốc được biên soạn vào khoảng năm 200 trước công nguyên. Không còn văn bản sanskrit có niên đại trước năm 1000. chư tăng Phật giáo đã truyền bản văn sanskrit (có lẽ cả hai hình thức truyền khẩu lẫn văn tự) về phương Bắc sang Tây Tạng, Trung Quốc và về phương Đông, sang Đông Nam Á. Từ đó tạo nên các dị bản ở hầu hết các quốc gia châu Á, bao gồm các tác phẩm phái sinh của xứ Tây Tạng, Trung Quốc, mông cổ, Java và Lào.


Panchatantra cũng lan truyền về phía Tây vào triều đại sassanid của Khorsu i anushiravan. Khoảng năm 570, ngự y của ông là Borzuya đã dịch tác phẩm sanskrit sang ngôn ngữ Ba Tư trung đại, và chuyển đổi các nhân vật chính là Kariak ud Damanak. Theo truyện kể trong Shah Nama (Sách của các vua, sử thi quốc gia Ba Tư hồi cuối thế kỷ X của Ferdowsi), Borzuya tuân lệnh nhà vua lên đường đến Hindoustan để tìm thảo dược từ vùng núi. Ông đã không tìm thảo dược mà đã được một hiền giả dạy về “cách luận giải” khác: “Dược thảo là nhà học thuật, học thuật là núi, mãi cao khỏi tầm với của đám đông. cơ thể của người không có tri thức, người không được truyền dạy/ không chịu học tập thì bất cứ nơi đâu đều là kẻ không có sinh mạng. Nhờ kiến thức con người được sống dậy”. Vào năm 1955, nhà xuất bản Galimard xuất bản bản dịch tiếng Pháp từ bản sanskrit của Edouard Lancereau (Louis renou giới thiệu) trong tủ sách “sưu tập những tác phẩm tiêu biểu về trí thức phương Đông”. Đây là bản văn được chúng tôi căn cứ để dịch ra bản tiếng Việt này.

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng