-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Phẩm Chất Của Những Nhà Giáo Ưu Tú
Tác giả: Ken Bain
Nhà xuất bản: Dân Trí
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Số trang: 320
Loại bìa: Bìa mềm
Phẩm Chất Của Những Nhà Giáo Ưu Tú gồm 7 chương và phần lời bạt, cung cấp cho chúng ta những kiến thức chi tiết và đa chiều về phương pháp giảng dạy của những nhà giáo xuất chúng nhất trong lĩnh vực giáo dục đại học tại Hoa Kỳ. Khi viết cuốn sách này, tác giả cùng các cộng sự đã phỏng vấn, dự khán, phân tích tài liệu giảng dạy cũng như khảo sát sinh viên, đồng nghiệp của 63 nhà giáo thuộc 40 lĩnh vực khác nhau trên toàn nước Mỹ, từ toán học, khoa học tự nhiên cho tới kịch nghệ, lịch sử. Thông qua những cuộc phỏng vấn này, tác giả đã đưa ra kết luận về những phẩm chất của các nhà giáo ưu tú, dựa trên 6 câu hỏi cơ bản:
Những nhà giáo ưu tú biết và hiểu những gì?
Tất cả những nhà giáo ưu tú đều nắm rõ lĩnh vực chuyên môn của mình, không hề có ngoại lệ. Họ đều là những học giả, nghệ sĩ hay nhà khoa học tích cực và thành công, đều theo đuổi sự tiến bộ về mặt tri thức, khoa học hay nghệ thuật quan trọng trong chuyên ngành của mình, tiến hành nghiên cứu, có tư duy quan trọng và độc đáo về những chủ đề mà mình quan tâm, tìm hiểu cẩn thận và bao quát những gì người khác đang làm trong chuyên ngành đó, đọc sâu hiểu rộng về những chuyên ngành gần gũi khác (đôi khi cả những lĩnh vực vô cùng khác với chuyên ngành chính của họ), cũng như luôn quan tâm sâu sắc đến những vấn đề rộng hơn thuộc chuyên ngành của mình: những tiền lệ, những cuộc tranh luận và thảo luận về nhận thức luận.
Họ chuẩn bị thế nào cho công việc giảng dạy?
Những nhà giáo xuất chúng sẽ coi những bài giảng, buổi thảo luận và những yếu tố khác của việc dạy học như những nỗ lực nghiêm túc nhằm tìm kiếm tri thức, vốn đặt ra yêu cầu cao về mặt tri thức và quan trọng chẳng kém gì các hoạt động nghiên cứu học thuật của họ.
Họ mong đợi gì ở sinh viên?
Nói một cách đơn giản thì các nhà giáo ưu tú sẽ muốn sinh viên “phát triển hơn nữa”. Họ tránh những mục tiêu bị tùy tiện gắn cho khóa học và ủng hộ những mục tiêu sẽ mang lại lợi ích trọn đời cả về nhận thức lẫn hành động.
Họ làm gì trong lúc dạy học?
Những nhà giáo ưu tú thường cố gắng tạo ra “môi trường học tập đề cao tư duy phản biện và diễn ra tự nhiên”, nơi mọi người học tập bằng cách đối diện với những vấn đề thú vị, hay ho hoặc quan trọng, những nhiệm vụ đích thực sẽ thách thức người học phải nỗ lực để nắm bắt được những ý tưởng, đánh giá lại những giả định và xem xét lại những mô hình nhận thức (mental model) của mình về thực tại.
Họ đối xử với sinh viên của mình thế nào?
Những nhà giáo ưu tú có khuynh hướng tin tưởng mạnh mẽ vào sinh viên, thể hiện sự cởi mở với sinh viên và đôi khi có thể nói về hành trình tri thức của chính mình, đồng thời khuyến khích sinh viên cũng trở nên biết suy nghiệm và thành thực như vậy. Trên hết, họ có khuynh hướng đối xử với sinh viên bằng điều chỉ có thể gọi một cách đơn giản là sự tôn trọng.
Họ kiểm tra sự tiến bộ bằng cách nào?
Họ đều có một hệ thống để đánh giá những nỗ lực của chính mình và đưa ra những thay đổi thích hợp. Ngoài ra, vì cũng tự kiểm tra những cố gắng của bản thân trong lúc đánh giá sinh viên nên họ sẽ tránh phán xét sinh viên dựa trên những tiêu chuẩn tùy tiện.
Nhận xét đánh giá