-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Phật Giáo Chinh Phục Trung Quốc - Truyền bá và thích ứng ở thời trung đại
Tác giả: Erik Zurcher
Dịch giả: Thích Thiện Chánh
Nxb: Thuận Hoá
Kích thước: 16x24cm
Số trang: 674
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2023
PHẬT GIÁO CHINH PHỤC TRUNG QUỐC
Tác giả: Erik Zurcher - Dịch giả: Thích Thiện Chánh
Có thể nói rằng đây là một tác phẩm nghiên cứu chuyên sâu về Phật giáo Trung Quốc thời trung đại, mặc dù đã được xuất bản hơn 30 năm về trước. Việc tái bản lần này thực sự hữu ích ở phương diện phân tích về Phật giáo Trung Quốc thời kỳ đầu mà chưa có tác phẩm nào so sánh được. Tuy dựa vào các quan điểm trước đây qua lập luận của Lương Khải Siêu, chẳng hạn như Phật giáo ở phương Nam được du nhập bằng đường biển không hoàn toàn xa lạ đối với những phát hiện gần đây.
Ngoài ra tác phẩm còn thể hiện rất tốt ở phương diện phân tích văn bản, trình bày cân đối về các giai đoạn lịch sử và sự kiện chính trị đặc trưng ở mỗi thời kỳ, điều này cho thấy bối cảnh Phật giáo qua hoạt động truyền bá của nhiều tăng sỹ và các dịch phẩm của họ đã bị thất truyền. Đặc biệt ở thời kỳ Tam quốc được miêu tả rất thú vị, tác giả đã liên hệ từng vương triều, bộc lộ một số mặt đặc trưng của Phật giáo mà những người yêu thích bộ tiểu thuyết Tam quốc chí không nhận ra qua nhân vật Tào Tháo, Tôn Quyền và dòng họ Tư Mã.
Tác phẩm này còn rất hữu ích, vì bao gồm nhiều thuật ngữ được viết bằng tiếng Trung Quốc, tên riêng và những khái niệm khó hiểu trong văn bản, không như những tác phẩm khác bạn muốn tra cứu phải tốn nhiều thời gian hơn.
- K. Bernard
—-
Erik Zürcher (1928 - 2008) là một nhà Hán học người Hà Lan, một học giả nổi tiếng, đặc biệt cống hiến ở lĩnh vực Phật giáo Trung Quốc, sự tương tác của người Trung Quốc đối với Thiên chúa giáo, mối quan hệ giữa Trung Quốc và thế giới bên ngoài.
Ông hoàn thành luận án tiến sỹ vào năm 1959, được phong Giáo sư chuyên ngành lịch sử của Đại học Leiden (1962), hiệu trưởng Viện Nghiên cứu Hán học và chủ biên Tạp chí Thông báo (1974-1990), thành viên của Học viện Nhân văn và Khoa học Hoàng gia Hà Lan (1975-1993).
Nhận xét đánh giá