- 20%
  • Quá Trinh Di Cư Và Hoạt Động Chính Trị - Xã Hội Của Người Việt Ở Lào (1893 - 1945)

Quá Trinh Di Cư Và Hoạt Động Chính Trị - Xã Hội Của Người Việt Ở Lào (1893 - 1945)

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: NXB Khoa học xã hội
135,200 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

ƯU ĐÃI CỦA BẠN
NGVN50K
NGVN20K
NGVN15K
NGVN10K
ƯU ĐÃI CỦA BẠN

NHẬP MÃ: NGVN50K

Giảm 50k khi áp dụng đơn từ 1 triệu trở lên
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN50K
Mã khuyến mãi:
NGVN50K
Điều kiện:
NGÀY HỘI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN20K

Giảm 20k khi áp dụng đơn từ 800k đến 1 triệu
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN20K
Mã khuyến mãi:
NGVN20K
Điều kiện:
NGÀY HOI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN15K

Giảm 15k khi áp dụng đơn từ 550k đến 800k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN15K
Mã khuyến mãi:
NGVN15K
Điều kiện:
NGAY HOI ONLINE

NHẬP MÃ: NGVN10K

Giảm 10k khi áp dụng đơn từ 350k đến 550k
Điều kiện
NHẬP MÃ: NGVN10K
Mã khuyến mãi:
NGVN10K
Điều kiện:
NGAY HOI ONLINE

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Quá Trinh Di Cư Và Hoạt Động Chính Trị - Xã Hội Của Người Việt Ở Lào (1893 - 1945)

Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội

Kích thước: 14x20.5 cm

Số trang: 259

Loại bìa: Bìa mềm

Chi tiết sản phẩm

Quá trình di cư của người Việt đến Lào đã diễn ra trong suốt chiều dài lịch sử của hai dân tộc do hai nước có chung đường biên giới. Tuy nhiên, đến thời Pháp thuộc, số lượng người Việt di cư đến Lào mới đông đảo và làm nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể thấy chính sách cai trị của chính quyền thực dân Pháp là nhân tố chính tác động đến sự di cư này. Việc sử dụng nguồn nhân công giá rẻ từ những nơi đông dân cư ở các xứ Bắc Kỳ, Trung Kỳ đến làm việc ở những nơi giàu tài nguyên nhưng dân cư thưa thớt là một trong những chính sách quan trọng của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương thời kỳ Pháp thuộc. 

Sau khi Hiệp ước Pháp - Xiêm được ký kết năm 1893, nước Lào bị tách ra làm hai lãnh thổ riêng biệt, lãnh thổ Đồng Lào thuộc Pháp và lãnh thổ Tây Lào thuộc Xiêm. Lãnh thổ Lào thuộc Pháp là nước biệt lập, khép kín so với các nước trong “Liên bang Đông Dương”, dân cư lại thưa thớt. Để có thể tổ chức được bộ máy cai trị, xây dựng những con đường kết nối Lào với các xứ khác trong Liên bang Đông Dương và khai thác được nguồn tài nguyên giàu có của xứ này, chính quyền thực dân Pháp đã phải tuyển mộ binh lính , viên chức, lao động người Việt đến Lào. Những chính sách của chính quyền thực dân Pháp không chỉ tác động đến sự di cư của người Việt đến Lào mà còn tác động đến hoạt động chính trị - xã hội của người Việt ở Lào. Dưới ách cai trị của thực dân Pháp, người Việt hay người Lào đều chịu thân phận như người nô lệ. Cho nên mặc dù sinh sống trên đất khách quê người, nhưng người Việt luôn coi Lào là quê hương thứ hai. Phần đông người lao động Việt đã tham gia vào công cuộc đấu tranh chống Pháp cùng nhân dân Lào.

Ở trong và ngoài nước đã có một số công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề người Việt di cư đến Lào thời Pháp thuộc nhưng mới chỉ được nhìn nhận từ quan điểm của chính quyền thực dân Pháp về tuyển dụng người Việt hoặc của người Lào khi đánh giá về quá trình di cư của người Việt đến Lào mà chưa được tiếp cận dưới góc độ từ phía những người Việt khi di cư đến Lào. Họ phải rời bỏ quê hương để tìm kiếm công ăn việc làm ở nơi đất khách quê người. Cuộc sống của đại bộ phận người Việt ở Lào cũng rất khó khăn mặc dù chính quyền thực dân Pháp cho họ hưởng một số ưu đãi về mức lương thu nhập, chỉ có một số ít các viên chức người Việt làm việc trong bộ máy hành chính của chính quyền thực dân Pháp ở Lào có mức thu nhập cao, ổn định và có địa vị trong xã hội. Một số công trình khác khi tìm hiểu về quá trình di cư của người Việt đến Lào mới chỉ dựa trên phương pháp phỏng vấn, điền dã mà chưa khai thác nguồn tài liệu lưu trữ của chính quyền thực dân Pháp. 

Về hoạt động chính trị - xã hội của người Việt ở Lào trong thời Pháp thuộc, các công trình nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào hoạt động đấu tranh chống Pháp của người Việt ở Lào trong giai đoạn 1930 - 1945. Hoạt động chính trị - xã hội khác của người Việt ở Lào chưa được đề cập đến và nguồn tư liệu về giai đoạn này còn ít và tản mạn. 

Dựa trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Viện Thông tin Khoa học xã hội và Thư viện Quốc gia Pháp, các hồi ký của các nhà hoạt động cách mạng, tư liệu lưu trữ ở Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cuốn sách "Quá trình di cư và hoạt động chính trị - xã hội của người Việt ở Lào ( 1893 - 1945 )" góp phần làm rõ những nhân tố tác động đến sự di cư của người Việt đến Lào, quá trình di cư, nghề nghiệp và địa bàn sinh sống của người Việt ở Lào; làm rõ hoạt động chính trị - xã hội của người Việt khi đến Lào làm việc. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số nhận xét về quá trình di cư của người Việt đến Lào trong giai đoạn 1893 - 1945 và về vai trò của người Việt trong công cuộc đấu tranh giành độc lập Lào cũng như vị trí của họ trong tổ chức bộ máy chính quyền thực dân Pháp.

Trích Lời nói đầu

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng