-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Quá trình du nhập của nho giáo vào VN từ đầu công nguyên đến thế kỷ XI
Quá trình du nhập của nho giáo vào Việt Nam từ đầu công nguyên đến thế kỷ XIX
Là một học thuyết triết học, chính trị – đạo đức do Khổng Tử sáng lập vào cuối thời Xuân Thu, Nho giáo đã trải qua những bước thăng trầm của lịch sử không chỉ riêng ở quốc gia mà nó sinh ra, mà còn ở những quốc gia mà nó có ảnh hưởng. Nho giáo trong thời kỳ huy hoàng đã chi phối hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, đạo đức, nhân sinh, văn hóa, giáo dục,… đặc biệt trở thành kim chỉ nam cho đường lối trị nước của giai cấp phong kiến cầm quyền. Ngày nay, tuy cơ sở tồn tại chính của Nho giáo là chế độ phong kiến đã không còn nữa, nhưng những ảnh hưởng của nó vẫn dai dẳng trong xã hội hiện đại, chi phối cách nghĩ và hành động của người dân.
Việt Nam cũng là một nước chịu ảnh hưởng lớn của Nho giáo qua các thời kỳ. Nhằm đáp ứng nhu cầu về tài liệu tham khảo cho những sinh viên, học viên chuyên ngành Triết học, những người quan tâm đến lĩnh vực lịch sử tư tưởng Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX. Cuốn sách tập trung hệ thống hóa các giai đoạn và tư tưởng của Nho giáo khi du nhập vào Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX, rút ra những đặc điểm mang tính quy luật của quá trình đó, giúp người đọc thấy được sự thay đổi của Nho giáo dưới sự tác động của quá trình “bản địa hóa”. Trên cơ sở đó nêu bật một số ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm đối với việc kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại nói chung, góp phần vừa làm giàu văn hóa truyền thống dân tộc, vừa giữ gìn bản sắc vốn có và tránh nguy cơ bị đồng hóa trong bối cảnh giao lưu văn hóa đang ngày càng rộng mở của xu thế toàn cầu hóa hiện nay.
Nhận xét đánh giá