-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Sự Chuyển Hoá Của Phật Giáo Ở Trung Quốc
Tác giả: Kenneth Chen
Dịch giả: Thích Thiện Chánh
Nxb: Thuận Hoá
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 468
Loại bìa: Bìa mềm
SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA PHẬT GIÁO Ở TRUNG QUỐC
Tác giả: Kenneth Chen - Dịch giả: Thích Thiện Chánh
Lúc Phật giáo được truyền bá vào Trung Quốc khoảng thế kỷ I TL, người Trung Quốc lần đầu nồng nhiệt tiếp nhận quan điểm vũ trụ của Phật giáo. Do đó, Phật giáo ở Trung Quốc thường được gọi là “Ấn Độ hóa đời sống và tư tưởng Trung Quốc”, nhưng Kenneth Chen chứng minh rằng tư tưởng Ấn Độ định hình nền tảng văn hóa của người Trung Quốc thông qua những chọn lựa, điều chỉnh và thích ứng với hoàn cảnh của họ.
Để tìm hiểu tính tùy duyên trong Phật giáo của người Trung Quốc, tác giả nghiên cứu, tìm hiểu vai trò đạo đức, chính trị, văn học, giáo dục và đời sống xã hội, chứng minh sự tiếp nhận Phật giáo của người Trung Quốc trên diện rộng, chọn lựa làm cho phù hợp với văn hóa Trung Quốc. Chùa chiền Phật giáo phải chịu sự kiểm soát của chính quyền, vì thế tu sỹ cũng phải hòa đồng với đời sống kinh tế của triều đình thông qua việc canh tác đất đai của chính họ, xây dựng các cơ sở sản xuất và phân phối sản phẩm. Qua việc phân tích những tác phẩm của một nhà thơ Trung Quốc, tác giả khám phá cách mà người Trung Quốc tiếp nhận Phật giáo qua đời sống văn học. Cuối cùng, tác giả nghiên cứu những phương thức mà Phật giáo đã phổ cập giáo lý và phương pháp thực hành rộng rãi trong người dân Trung Quốc.
—
Tác giả Kenneth Ch’en tốt nghiệp đại học Hawaii năm 1931, hoàn thành luận văn tiến sỹ ở Đại học Harvard năm 1946.
- Giáo sư ngôn ngữ phương Đông của Đại học California (1958-1961).
- Chủ nhiệm Khoa Ngôn ngữ phương Đông (1971-1976). Giảng dạy tại Khoa Phật học của Đại học Princeton (1961-1971), Khoa Lịch sử Tôn giáo ở viện Stewart (1961) và Học viện William H. Danforth (1968-1971).
- Thành viên Hiệp hội Nghiên cứu phương Đông ở Hoa Kỳ, Hiệp hội Nghiên cứu châu Á và Hiệp hội Tôn giáo Hoa Kỳ.
Nhận xét đánh giá