-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tín Ngưỡng Và Sinh Hoạt Văn Hoá Cộng Đồng
Tác giả: GS. TS. Ngô Đức Thịnh chủ biên
Dịch giả:
Nxb: Hà Nội
Kích thước: 13 x 21 cm
Số trang: 224
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2023
Từ sau Đổi mới (1986) đến nay, đời sống tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân trỗi dậy mạnh mẽ đã tạo nên áp lực đối với xã hội cũng như các nhà quản lý, khiến các nhà nghiên cứu cũng phải vào cuộc. Hơn thế nữa, nhận thức của xã hội cũng có sự thay đổi khá cơ bản, rằng tôn giáo tín ngưỡng cũng như nhiều hiện tượng khác, đều là sản phẩm của một xã hội, phản ánh nhận thức xã hội. Nhờ tính đặc thù của nó nên tôn giáo tín ngưỡng không chỉ là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần, mà còn là bộ phận hữu cơ gắn bó mật thiết với sinh hoạt văn hóa của cộng đồng. Do vậy, các nhà nghiên cứu văn hóa, nhất là văn hóa dân gian, không thể không từ góc độ đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng để có thể tiếp cận văn hóa dân tộc một cách sâu sắc hơn
Trong bối cảnh chung đó, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian (nay là Viện Nghiên cứu Văn hóa) đã tiến hành các công trình nghiên cứu một số hình thức tín ngưỡng dân gian. Trong công trình này, ngoài một số quan điểm lý luận và phương pháp liên quan tới tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng, chúng tôi đi vào nghiên cứu một số tín ngưỡng dân gian cụ thể, như thờ cúng Tổ tiên của các gia tộc, dòng và sự phóng đại của nó trên bình diện quốc gia - dân tộc là thờ cúng Quốc tổ Vua Hùng. Đây là một hình thức tín ngưỡng nhằm thắt chặt quan hệ huyết thống của gia đình và dòng họ, phổ biến rộng khắp ở người Kinh và một số dân tộc thiểu số.
Nghiên cứu hình thức thờ Thành hoàng làng và hội đình, điển hình cho sự gắn kết cộng đồng láng giềng làng xã, từ đây hình thành và phát triển văn hóa làng, một trong những dạng thức cơ bản của văn hóa Việt Nam.Nghiên cứu các hình thức tín ngưỡng thờ Thần, kết quả của quá trình tiếp biến văn hóa giữa các tín ngưỡng bản địa và những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa, như các dòng đạo Nội, thờ Mẫu, Đức Thánh Trần và các anh hùng dân tộc khác.Nghiên cứu các nghi lễ, phong tục liên quan đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, Tổ sư các nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
Trong công trình này, chúng tôi đề cập tới khái niệm “văn hóa tôn giáo tín ngưỡng”, trước nhất biểu hiện trên các hình thức khác nhau trong sinh hoạt tâm linh của cộng đồng, như nhạc lễ, hát thờ, múa thiêng, tranh thờ, giáng bút, diễn xướng nghi lễ, lễ hội... Từ đây, xét trên bình diện nguồn gốc của các hình thái nghệ thuật, chúng ta đều nhận ra một điều là giữa các hình thức nghệ thuật tín ngưỡng và nghệ thuật đời thường có mối quan hệ nguồn gốc khá chặt chẽ.
Cuốn sách "Tín ngưỡng và sinh hoạt văn hoá cộng đồng" đi vào nghiên cứu những vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo, ca nhạc cổ truyền; múa nghi lễ; tranh thờ; văn hoá Đạo Mẫu; sinh hoạt Giáng bút - nhu cầu cảm hứng trong tâm thức tín ngưỡng của người Việt; lễ hội cổ truyền
Nhận xét đánh giá