-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tinh Thần Tự Lực - Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì
Tinh Thần Tự Lực - Những tấm gương về phẩm hạnh và lòng kiên trì (Viện IRED)
SAMUEL SMILES (1812 – 1904) là nhà cải cách chính trị-văn hóa-xã hội lỗi lạc người Anh. Từ 1837, ông bắt đầu viết cho tờ Edinburgh Weekly Chronicle và Leeds Times, cổ vũ cải cách chế độ bầu cử và tổ chức đại nghị. Năm 1838, ông làm chủ biên cho tờ Leeds Times và giữ công việc này đến 1842. Trong vị trí này, ông đấu tranh mạnh mẽ cho nhiều mục tiêu cấp tiến, từ bình quyền đầu phiếu cho phụ nữ đến tự do thương mại cũng như cải cách trong nghĩa vụ và quyền lợi của đại biểu quốc hội. Trong thập niên 1850, ông thấy rằng tự lực mới là lĩnh vực cải cách quan trọng nhất chứ không phải chế độ đại nghị, và ông tìm cách gây ảnh hưởng đến giới lao động và trung lưu. Và năm 1859, ông tự xuất bản và phát hành tác phẩm lừng danh này.
Cuốn sách được mệnh danh là “Kinh Thánh của chủ nghĩa tự do” vì nó hô hào tính cần kiệm và nỗ lực, cho rằng nghèo khổ chủ yếu là do những thói quen vô trách nhiệm, đồng thời công kích tinh thần trọng vật chất và kiểu chính quyền thờ ơ, bất can thiệp. Chủ nghĩa tự do của thế kỷ XIX được đề cập ở đây nên được hiểu là một lý thuyết chính trị dựa trên thiện căn tự nhiên của con người, do đó nó ủng hộ quyền tự chủ cho cá nhân, các quyền tự do chính trị và dân sự, chế độ pháp trị với pháp luật được sự đồng thuận của dân chúng, và chống lại quyền lực độc đoán.
Với Smiles, nỗ lực cá nhân là nền tảng của xã hội cũng như chìa khóa cho thành công. Những con người cần cù sẽ tạo ra nền kinh tế vững mạnh và những luật lệ tốt đẹp. Họ cũng hạn chế được những thiệt hại do những nhà lãnh đạo kém cỏi gây ra, tuy rằng một nhà nước tổ chức kém có thể làm hao mòn những phẩm chất tốt đẹp của những con người đó.
Và trên hết, Smiles coi thường những con người sinh ra trong giàu có và đặc quyền như giới quý tộc trong thời của ông. Ông xem chế độ quý tộc chỉ là một lũ vô công rồi nghề, và chứng minh rằng tài năng, đức hạnh, hay uy tín và tư cách không hề là phẩm chất riêng của giai cấp nào, và không hề được quyết định bởi lý lịch hay dòng dõi xuất thân. Tác phẩm của ông, như thế, cũng là một lời ca ngợi dành cho tầng lớp lao động. Trong họ, ông nhận ra khả năng tự lực và tự cải thiện vươn lên, và bản thân ông cũng đã đấu tranh không mệt mỏi cho quyền được hưởng thăng tiến xã hội cho họ. Đó cũng là lý do tại sao tác phẩm này khơi dậy được lòng tự tin vào bản thân cũng như khát khao vươn lên của bao thế hệ độc giả.
Với những ghi nhận như trên, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tác phẩm giá trị và đã vượt mọi thử thách của thời gian này đến bạn đọc trong bối cảnh nước ta hiện nay, khi ý chí tự học, tự lực trau dồi và vươn lên, về kiến thức chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức, đang trở nên hết sức cần thiết và cần được thúc đẩy hơn bao giờ hết.
Nhận xét đánh giá