-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Toàn Cảnh Phật Giáo: Đức Phật Và Phật Pháp
Tác giả: John S. Strong
Dịch giả: Thuần Nguyên
Nxb: Hà Nội
Kích thước: 15.5 x 24 cm
Số trang: 496
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2024
Toàn cảnh Phật giáo: Đức Phật và Phật pháp nằm trong Dự án Phật Học Tinh Hoa Thế Giới, dự án tuyển chọn dịch các tác phẩm hàn lâm và cập nhật từ các chuyên gia Phật học hàng đầu nhân loại tại các đại học tốt nhất thế giới: Oxford, Cambridge, Harvard, Columbia, Yale, Princeton, Chicago, Berkeley, Stanford... với mong muốn truyền tải tri thức Phật giáo tiếng Anh sang tiếng Việt đến đông đảo bạn đọc để làm tài liệu nghiên cứu Phật giáo, tôn giáo chuyên sâu.
Trong Toàn cảnh Phật giáo: Đức Phật và Phật pháp, Tiến sĩ John S. Strong cung cấp một cái nhìn tổng quan về truyền thống Phật giáo dưới các hình thức khác nhau trên khắp thế giới. Bắt đầu từ những ngôi chùa hiện đại ở Lumbini – nơi Đức Phật đản sinh, Tiến sĩ Strong đưa chúng ta qua cuộc đời của Đức Phật và nghiên cứu về Giáo lý Phật giáo, tiết lộ Phật giáo đã thay đổi như thế nào trong khi tôn giáo này có vẻ như vẫn giữ nguyên. Cuối cùng, tác giả xem xét bản chất của đời sống cộng đồng Phật giáo và sự phát triển của cộng đồng ngày nay trong những môi trường rất khác nhau ở Thái Lan, Nhật Bản và Tây Tạng. Với kiến thức phong phú đúc rút từ những hiểu biết sâu sắc của chính tác giả được tích lũy trong hơn bốn mươi năm, cuốn sách Toàn cảnh Phật giáo: Đức Phật và Phật pháp không bao giờ mất đi dấu ấn cá nhân giữa hàng ngàn những cuốn sách khác trong cùng một chủ đề có phạm vi rộng lớn. Các giải thích được trình bày rõ ràng, các bảng biểu và danh sách tài liệu tham khảo được cung cấp đầy đủ để độc giả nghiên cứu thêm – đây là một tác phẩm nổi bật đã có những đóng góp quan trọng ban đầu.
Tác giả:
John S. Strong, Tiến sĩ Phật học Đại học Chicago, Giáo sư Đại học Bates (Hoa Kỳ), là Giáo sư thỉnh giảng ở nhiều Đại học nổi tiếng thế giới như Chicago, Harvard, Princeton, Stanford. Ông là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu Phật học và đã viết các cuốn sách Phật học sau:
The Legend of King Asoka (Princeton, 1983)
The Legend and Cult of Upagupta (Princeton, 1992)
The Experience of Buddhism (Wadsworth, 1995)
The Buddha: A Beginner’s Guide (OneWorld Publications, 2001)
Relics of the Buddha (Princeton, 2004)
The Buddha's Tooth: Western Tales of a Sri Lankan Relic (Chicago, 2021)
Buddhisms: An Introduction (OneWorld, 2015) - Toàn Cảnh Phật Giáo: Đức Phật và Phật Pháp
Mục lục:
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU: LUMBINĪ, TRIỂN LÃM PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
CHƯƠNG 2: ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI, CUỘC ĐỜI VÀ HUYỀN THOẠI
CHƯƠNG 3: VƯỢT QUA SỰ VẮNG BÓNG CỦA ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ BIỆN CHỨNG TRUNG ĐẠO
CHƯƠNG 5: TỨ DIỆU ĐẾ
CHƯƠNG 6: SỰ THÀNH LẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO SƠ KỲ
CHƯƠNG 7: QUAN ĐIỂM VÀ SỰ PHÂN NHÁNH TRONG TĂNG ĐOÀN
CHƯƠNG 8: CÁCH DIỆN KIẾN ĐỨC PHẬT CỦA ĐẠI THỪA VÀ KIM CANG THỪA
CHƯƠNG 9: SỰ PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT ĐẠI THỪA
CHƯƠNG 10: BỒ TÁT ĐẠO, MẬT TÔNG VÀ THIỀN TÔNG
CHƯƠNG 11: ĐỜI SỐNG TĂNG ĐOÀN: ĐỊA ĐIỂM, CON NGƯỜI VÀ PHÁP MÔN TU TẬP Ở PHẬT GIÁO THÁI LAN
CHƯƠNG 12: ĐỜI SỐNG TĂNG ĐOÀN: ĐỊA ĐIỂM, CON NGƯỜI VÀ PHÁP MÔN TU TẬP Ở PHẬT GIÁO NHẬT BẢN
CHƯƠNG 13: ĐỜI SỐNG TĂNG ĐOÀN: ĐỊA ĐIỂM, CON NGƯỜI VÀ PHÁP MÔN TU TẬP Ở PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Trích đoạn sách:
GIỚI THIỆU: LUMBINĪ,
TRIỂN LÃM PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
Ngày nay, Lumbinī, nơi đản sinh của Đức Phật nằm ở phía Nam của Nepal, cách biên giới Ấn Độ không xa, giao thông đi lại khá thuận tiện. Cuối cùng thì Lumbinī cũng vinh dự được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới từ năm 1997. Những người hành hương cũng như khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đều đến đây vì nhiều lý do, nhưng một trong số đó chắc chắn là để thăm chùa Māyādevī, ngôi chùa được đặt theo tên của mẫu thân Đức Phật, hoàng hậu Māyā. Đây được cho là “thánh tích” nơi Đức Thích Ca (Śākyamuni) đản sinh khoảng 2.500 năm trước. Tại trung tâm của ngôi chùa, những người hành hương có thể chiêm ngưỡng một phiến đá, mà một số người cho là “đá làm dấu” nơi sinh của ngài, mặc dù vẫn còn những tranh luận xung quanh điều này. Cụ thể hơn, các nhà khảo cổ học gần đây đã phát hiện ra dấu tích cấu trúc bằng gỗ, được xác định niên đại là vào giữa thế kỉ VIII và VI trước công nguyên (TCN) bằng phương pháp carbon. Trên bức tường phía trên phiến đá, có bức phù điêu bằng đá sa thạch, kích thước như người thật mô tả hoàng hậu Māyā đang cầm nhánh cây lúc hạ sinh Đức Phật. Hai bên hoàng hậu là hình ảnh hai người phụ nữ đang đỡ bà, cũng như các vị Đế Thích và Phạm Thiên đang nhận đứa trẻ mới được sinh ra từ cạnh hông của bà. Tác phẩm điêu khắc được tìm thấy tại địa điểm này được xác định là có niên đại từ thời Gupta (thế kỉ IV đến thế kỉ VI). Một số ý kiến cho rằng, đây có thể là hình ảnh của hoàng hậu Māyā mà nhà hành hương Huyền Trang (Xuánzàng) ở Trung Quốc cho biết đã từng chiêm ngưỡng khi ghé thăm nơi này vào thế kỉ VII.
Nhận xét đánh giá