- 10%
  • Tôn giáo học và khảo cổ học tôn giáo ở Việt Nam

Tôn giáo học và khảo cổ học tôn giáo ở Việt Nam

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Xuất xứ: Viet Nam
Thương hiệu: NXB ĐHSP
175,500 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Tôn giáo học và khảo cổ học tôn giáo ở Việt Nam

Chi tiết sản phẩm

Cuốn sách mà quý vị đang cầm trên tay là tập hợp một số công trình tiêu biểu của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Những bài viết trong cuốn sách này không hẳn chỉ là những kết quả nghiên cứu mà hơn thế, là những suy tư của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn về tôn giáo, về những cách tiếp cận mới trong nghiên cứu tôn giáo, đặc biệt là khảo cổ học tôn giáo, nhân học tôn giáo – những lĩnh vực mà tác giả cuốn sách có nhiều thời gian dấn thân và trải nghiệm.

Cuốn sách được chia thành hai phần lớn:

Phần 1 gồm 25 tiểu luận, tập hợp những bài viết mang tính lí luận về tôn giáo nói chung và các tôn giáo riêng biệt. Thông qua phần này, độc giả lĩnh hội được những kiến thức cơ bản về tôn giáo, cũng như quan điểm, cách hiểu của tác giả đối với một số khái niệm còn chưa thống nhất trong lĩnh vực tôn giáo học. Đặc biệt, thông qua hệ thống các chuyên đề này, tác giả xác lập và nhấn mạnh một số khái niệm có nội hàm không hoàn toàn trùng khớp với khái niệm vẫn đang được dùng phổ biến hiện nay, ví dụ như khái niệm “tôn giáo”, “Khống giáo"... Trên cơ sở đó, tác giả cũng đưa ra cách dịch, cách hiểu mới về một số thuật ngữ quan trọng như “Animistic religions? (Hồn linh giáo), “Tiểu Thừa”... Cũng trong phần này, tác giả có một số bài viết về mối liên hệ giữa chính trị với tôn giáo, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo trong tình hình hiện nay, tìm hiểu mối quan hệ khăng khít và tác động tương hỗ giữa tôn giáo với chính trị và sự ổn định của hệ thống xã hội.

Phần 2 gồm 6 bài viết về một số di chỉ khảo cổ học của Việt Nam như chùa Bối Khế hay Hoàng thành Thăng Long. Những di chỉ này được lựa chọn giữa vô vàn các di tích cỡ khác vì chúng là những di tích tiêu biểu và có vị trí quan trọng đối với lịch sử, văn hoá, nghệ thuật, chính trị xã hội đương thời. Có lẽ tác giả đã dày công điền dã, khảo cứu để truy nguyên lịch sử xây dựng và phát triển của những công trình tôn giáo đặc biệt này, nhờ đó mà hậu thế chúng ta mới biết đến thành quả đáng kinh ngạc của tiền nhân về kiến trúc, nghệ thuật, quan trọng hơn nữa là diễn tiến quá trình phát triển của đời sống tôn giáo Việt Nam trong quá khứ.

Có thể nói, tác phẩm "Tôn giáo học và khảo cổ học tôn giáo ở Việt Nam" không chỉ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong nghiên cứu tôn giáo mà còn có giá trị học thuật liên ngành. Chúng tôi tin rằng đây sẽ là một ấn phẩm có chất lượng, mang đến cho độc giả những thông tin quý giá trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về tôn giáo, lịch sử, văn hoá của dân tộc.

Trích Lời NXB

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng