-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Truyện Kiều - Đoạn Trường Tân Thanh
Tác giả: Nguyễn Du
Khảo cứu, chú thích: Kiều Oánh Mậu
Phiên âm, chú giải: Kiều Thu Hoạch
Nhà xuất bản: Hà Nội
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 527
Loại bìa: Bìa Cứng
Năm xuất bản: 2023
Bản Kiều Nôm do Kiều Oánh Mậu khảo đính, chú thích có tên Đoạn trường tân thanh 斷腸新聲, do Đào Nguyên Phổ mang từ Huế ra Bắc năm 1898, đưa làm quà cho Kiều Oánh Mậu.
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân”
Truyện Kiều – dù cho đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, nhưng vẫn luôn xứng với danh xưng là kiệt tác của văn học Việt Nam. Bằng tài năng và học thức sâu rộng của mình, Đại thi hào Nguyễn Du đã viết nên cả một “đời người” dưới những câu thơ lục bát. Chính vì vậy, cho nên, đến hàng trăm năm sau, tác phẩm vẫn có sức sống bền bỉ qua những câu chuyện kể của người dân, hay trong các đề tài nghiên cứu của các học giả đương thời.
Đã nhiều lần Truyện Kiều được phiên âm ra chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, ấy vậy nhưng để truyền tải hết cái hồn của kiệt tác này thì dường như vẫn còn có sự thiếu sót của các bản dịch phổ thông. Chính vì vậy, nhằm tái hiện lại một áng thơ truyền kỳ, đem tới cho độc giả những góc nhìn sâu sắc hơn về Truyện Kiều, qua hệ thống chú giải, diễn giải nguyên chú khoa học và đầy đủ, MaiHaBooks xin giới thiệu tới bạn đọc ấn phẩm “TRUYỆN KIỀU - ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH” – do Kiều Oánh Mậu khảo đính, chú thích; Kiều Thu Hoạch phiên âm, chú giải.
Bản Kiều Nôm do Kiều Oánh Mậu khảo đính, chú thích có tên Đoạn trường tân thanh 斷腸新聲, do Đào Nguyên Phổ mang từ Huế ra Bắc năm 1898, đưa làm quà cho Kiều Oánh Mậu. Từ bản Nôm này, Kiều Oánh Mậu đã khảo cứu, chú thích, nghiền ngẫm so sánh văn bản nhiều năm rồi mới giao cho thợ khắc in vào năm 1902. Văn bản Truyện Kiều Nôm của Phó bảng Kiều Oánh Mậu là bản “đã thành”, qua tay GS.TS. Kiều Thu Hoạch, Truyện Kiều Quốc ngữ “bản Kinh” là văn bản “đang thành”, cả trên phương diện phiên âm, chú giải chuẩn theo bản Nôm, với trình độ chuyên nghiệp cao, đồng thời bổ sung, hoàn chỉnh các diễn giải nguyên chú, cũng như mở rộng cách đọc so sánh “liên văn bản” với bản gốc Thanh Tâm Tài Nhân, theo yêu cầu đời sống học thuật hiện đại, trở thành bản Kiều Quốc ngữ hoàn hảo của thế kỷ XXI.
Nhận xét đánh giá