-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Tù binh bất đồng chính kiến: Từ nhà tù Hỏa Lò đến nước Mỹ hôm nay
Tác giả: Tom Wilber & Jerry Lembcke
Dịch giả: Book Hunter; Hiệu đính: Hà Thủy Nguyên
Nhà xuất bản: Phụ Nữ
Kích thước: 13 x 19 cm
Số trang: 256
Loại bìa: Bìa mềm
Hẳn đã chẳng còn ai xa lạ gì với Nhà tù Hỏa Lò, nơi giam giữ những người lính Mỹ bị bắt trong Chiến tranh Việt Nam. Những người lính ấy đã làm gì ở đó và việc người Việt Nam đối xử thế nào với họ đã trở thành một chuỗi tranh cãi dai dẳng. Năm 1973, khi các quân nhân Mỹ trở về sau khoảng thời gian bị giam giữ, người Mỹ đã bị thu hút bởi những câu chuyện về nhà của các tù binh. Điều gì đã xảy ra đằng sau những bức tường nhà tù? Cùng với truyền thuyết về những anh hùng được tôn vinh vì đã chịu đựng tra tấn thay vì tiết lộ thông tin quân sự nhạy cảm, có những tin tức rò rỉ cho thấy những người khác đã tố cáo chiến tranh để đổi lấy sự đối xử ưu ái. Tuy nhiên, điều không được thừa nhận là sự phản đối của quân đội Hoa Kỳ đối với cuộc chiến là rất lớn và đã lan rộng đến Nhà tù Hỏa Lò. Nửa thế kỷ sau sự kiện, các tù binh bất đồng chính kiến xuất hiện để khôi phục lại lịch sử này và khám phá điều gì đã thúc đẩy chủ nghĩa bè phái ở Hỏa Lò.
Nhìn vào sự phân chia bè phái cơ bản giữa “những người theo đường lối cứng rắn” ủng hộ chiến tranh và “những người bất đồng chính kiến” phản đối chiến tranh trong các tù binh, hai tác giả Wilber và Lembcke đã đào sâu vào nền văn hóa đã tạo ra những huyền thoại về Anh hùng – Tù binh của nước Mỹ thời hậu chiến, và những người bất đồng chính kiến bị đổ lỗi cho sự mất mát của chiến tranh. Những gì họ tìm thấy thật đáng ngạc nhiên: Không chỉ đơn giản là một số tù binh chiến tranh ủng hộ chiến tranh và một số khác chống lại nó, cũng không phải là cuộc đối đầu giữa sĩ quan và binh lính. Thay vào đó, xuất thân giai cấp của những người bị bắt và kinh nghiệm trước khi bị bắt của họ đã vạch ra ranh giới. Sau chiến tranh, những anh hùng kiên cường – như John McCain – chuyển sang sự nghiệp chính trị và kinh doanh, trong khi những người bất đồng chính kiến đã mất đi vai trò trong các phong trào phản chiến mà lẽ ra đã có thể ủng hộ họ, thì tan rã. Ngày nay, TÙ BINH BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN là một đòn chí tử cần thiết phá tan truyền thuyết, đánh thức người Mỹ khỏi chủ nghĩa xét lại đã thay thế sự phản kháng thực sự của những người lính bằng hình ảnh những tù binh đau khổ — những nạn nhân đáng kính đã phục vụ để dập tắt những câu hỏi cơ bản về lí do nước Mỹ lao đầu vào cuộc chiến bất tận.
Nhận xét đánh giá