-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Từ Điển Yêu Thích Bầu Trời Và Các Vì Sao
Tác giả: Trịnh Xuân Thuận
Nhà xuất bản: Tri Thức
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 780
Loại bìa: Bìa mềm
Nói về bầu trời, những ngôi sao và vũ trụ là một việc hết sức khó khăn. Vì theo định nghĩa vũ trụ là tập hợp của tất cả những gì tồn tại, một thực thể chứa đựng tất cả, nên trong vô số các “mục từ” biết chọn như thế nào các chủ đề để đem ra luận giải? Trong lựa chọn này, tôi đã để cho mình bị dẫn dắt bởi không chỉ các vấn đề trong thiên văn học đã làm tôi thích thú và kích thích trí tò mò, mà còn cả bởi những vấn đề khiến tôi phải suy ngẫm về thân phận và vị trí của chúng ta trong vũ trụ. Sau rốt, nguyên tắc của một cuốn từ điển yêu thích là phải nói về những điều mà ta thích và những cái khiến ta suy ngẫm.
Cuốn từ điển này trước hết chứa các mục từ mô tả cái thế giới lạ lùng và kỳ diệu của vật lý thiên văn, cái thế giới chứa đầy các thực thể kỳ dị và huyền ảo được nhào nặn bởi lực hấp dẫn: Các “sao lùn trắng” mà một thìa nhỏ vật chất của nó cũng nặng bằng cả một con voi; các pulsar, các ngọn đèn pha vũ trụ khổng lồ có kích thước bằng cả Paris có thể quay quanh nó chỉ trong một phần của giây; các “lỗ đen”, những nơi có lực hấp dẫn cực lớn trong không gian cầm tù ánh sáng và hút vào nó các xoáy khí bức xạ bằng tất cả sức nóng của mình, hay các chuẩn tinh (quasar), các thiên thể có độ sáng thực lớn nhất vũ trụ và chứa trong lòng chúng các lỗ đen siêu nặng xé nát tất cả những ngôi sao không may rơi vào tầm hút của chúng, nhờ lực hấp dẫn khổng lồ, để thỏa mãn thói háu ăn: đó mới chỉ là vài ví dụ điển hình.
Cuốn từ điển này cũng chứa các mục từ nói về nguồn gốc của chúng ta. Vũ trụ có một lịch sử, và lịch sử này liên quan chặt chẽ với chúng ta, bởi vì nó dẫn đến đích là chúng ta, những “hạt bụi” của các vì sao. Vì vậy sẽ có những mục từ kể về thiên sử thi hùng tráng của vũ trụ, và bức họa tráng lệ này không ngừng được tô điểm bởi tất cả các khoa học, trải trong một khoảng thời gian cỡ 14 tỷ năm. Ngày nay, chúng ta nghĩ rằng vũ trụ đã sinh ra từ một vụ nổ kinh hoàng, Big Bang,từ một trạng thái vô cùng nhỏ, nóng và đặc. Bắt nguồn từ một chân không chứa đầy năng lượng, vũ trụ đã không ngừng chứng tỏ sức sáng tạo của nó để leo lên các nấc thang của độ phức tạp.
…
Tôi có niềm tin hoàn toàn và chắc chắn rằng khoa học phải có nhiệm vụ khôi phục lại vị trí của mình trong lòng văn hóa nhân loại. Trong quá khứ khoa học đã quá rời xa nó do một cách nhìn quá manh mún, cơ giới và quy giản luận. Nhưng giờ đây không còn như thế nữa. Tôi đã đưa vào đây các mục từ có mục đích đặt khoa học trở lại một bối cảnh nhân bản hơn. Các mục từ này sẽ khám phá các mối quan hệ giữa khoa học và cái đẹp,hay giữa khoa học và thi ca.Chúng cũng nói về sự bổ sung giữa khoa học và tâm linh. Càng phát triển, khoa học càng phát hiện ra các giới hạn của mình. Khoa học đã phải đương đầu với bất định, với sự không xác định, với tính không thể tiên đoán được, với hỗn độn, bất toàn và không thể quyết định được. Khoa học biết rằng từ nay nó không thể biết hết mọi chuyện. Để đi đến cuối con đường và tiếp cận thực tại tối hậu, chúng ta phải cầu viện đến các phương thức nhận thức khác như trực giác thần bí hay tâm linh, nhưng được thông tin và soi sáng bằng các phát minh của khoa học hiện đại. Vì vậy sẽ có một mục từ khám phá các mối quan hệ giữa khoa học và Phật giáo. Khoa học và tâm linh là hai cửa sổ khác nhau nhưng bổ sung cho nhau, cho phép con người hiểu thấu hiện thực hơn.
Cuốn từ điển này dành cho những người muốn khám phá bầu trời và các vì sao, nhưng không nhất thiết phải có hành trang khoa học của một chuyên gia. Trong việc biên soạn các mục từ, tôi đã cố gắng sử dụng một ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng, hoàn toàn không có các thuật ngữ khoa học chuyên ngành, nhưng không vì thế mà làm mất đi sự chặt chẽ và chính xác. Để giải thích các khái niệm khó, tôi thường sử dụng các ẩn dụ và các hình ảnh của cuộc sống hằng ngày. Để làm nhẹ bớt sự bàn thảo khoa học thường là khô khan, tôi đặc biệt chú ý để làm sao cho hình thức của nó dễ chịu nhất có thể. Tôi cũng đã đưa thêm một số tài liệu tham khảo vào cuối một số mục từ dành cho những bạn đọc có mong muốn đi xa hơn.
Charlottesville, tháng 3 năm 2009
Nhận xét đánh giá