- 20%
  • Văn Hóa Vật Chất Và Văn Hóa Xã Hội Thời Kì Đại Việt (Bìa Cứng)

Văn Hóa Vật Chất Và Văn Hóa Xã Hội Thời Kì Đại Việt (Bìa Cứng)

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Thương hiệu: VIETNAMBOOK
392,000 ₫
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Văn Hóa Vật Chất Và Văn Hóa Xã Hội Thời Kì Đại Việt (Bìa Cứng)

Tác giả: Nguyễn Xuân Kính (chủ biên), Nguyễn Duy Hinh, Trần Bình, Vũ Hoàng Hiếu

Nhà xuất bản: Hồng Đức 

Kích thước: 16 x 24 cm

Số trang: 756

Loại bìa: Bìa cứng

Chi tiết sản phẩm

Kế thừa và bổ sung quan niệm học thuật của các bậc đi trước và đồng nghiệp, chúng tôi quan niệm: Lịch sử văn hóa Việt Nam là lịch sử văn hóa của các cộng đồng người đà phát triển tới tổ chức nhà nước, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay: Lịch sử văn hóa ấy đã vận động theo bốn thời kì:
1)Thời kì hình thành nền tảng của văn hóa Việt Nam với ba nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai (từ khoảng bảy, tám thế kỉ trước Công nguyên đến một, hai thế kỉ đầu Công nguyên)
2) Thời kì văn hóa Tiền Đại Việt, Chămpa, Phù Nam (thiên niên kỉ đầu Công nguyên);
3) Thời kì văn hóa Đại Việt (từ thế kỉ X đến năm 1884)
4) Thời kì chuyển tiếp từ văn hóa truyền thống sang văn hóa hiện đại (từ tháng 6 năm 1884 đến nay). Thời kì này bao gồm hai giai đoạn: 1) Giai đoạn Pháp thuộc, chống Pháp thuộc và tiếp thu văn hóa phương Tây (từ tháng 6 năm 1884 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945); 2) Giai đoạn kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, phát triển và hội nhập (từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay).
Có nhiều cách hiểu về “văn hóa” và “văn minh”. Chúng tôi thiểu văn hóa theo nghĩa rộng, bao gồm ba bộ phận: văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần; mỗi bộ phận đó lại bao gồm nhiều thành tố, yếu tố. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi xem “văn hóa” và “văn minh” là những khái niệm tương đương.
[...]
Cuốn sách này có nhiệm vụ trình bày văn hóa vật chất và văn hóa xã hội thời kì Đại Việt. Trong văn hóa vật chất, chúng tôi phân tích các yếu tố: nghề trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt, săn bắn, nghề thủ công, nghề buôn, ẩm thực, trang phục, nhà cửa, đi lại và vận chuyển, chăm sóc sức khỏe (Vũ trang, quân sự nằm trong văn hóa vật chất, song chúng tôi chưa trình bày trong dịp này). Trong văn hóa xã hội, chúng tôi nghiên cứu các yếu tố: gia đình, dòng họ, làng xã, bản, mường, buôn, plei, phum, srok,.., đô thị, nhà nước. (Văn hóa tinh thần bao gồm tư tưởng, ngôn ngữ, chữ viết, học tập và khoa cử, khoa học, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, văn học, sân khấu, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, trang trí,... là nội dung của cuốn sách tiếp theo).
Cuốn sách này thuộc số rất ít các cuốn sách viết về lịch sử văn hóa Việt Nam mà đối tượng nghiên cứu không chỉ có văn hóa của người Việt, mà còn có văn hóa của các dân tộc thiểu số. Theo phương châm không cầu toàn, công trình này được viết kĩ hơn về văn hóa người Việt, văn hóa các dân tộc thiểu số được trình bày bước đầu. Ở chương nào tư liệu cho phép và khả năng của người viết có thể thực hiện, thì ở chương đó, sau khi trình bày văn hóa của người Việt, chúng tôi sẽ phân tích văn hóa của các dân tộc thiểu số. Ở chương nào, mục nào không có các điều kiện trên, văn hóa các dân tộc thiểu số sẽ được đề cập một cách điểm xuyết.
Tác giả Nguyễn Xuân Kính (chủ biên)
Trích Mở đầu

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng