-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Việt Nam Và Cuộc Chiến Trung - Pháp
Tác giả: Long Chương
Dịch giả: Nguyễn Duy Chính
Nhà xuất bản: Tổng Hợp Tp HCM
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 760
Loại bìa: Bìa mềm
VIỆT NAM VÀ CUỘC CHIẾN TRUNG - PHÁP
Tác phẩm "Việt Nam dữ Trung Pháp chiến tranh" (Việt Nam và cuộc chiến Trung - Pháp) của tác giả Long Chương, nguyên tác tiếng Hoa được ấn hành tại Đài Loan năm 1996.
Nghiên cứu của Long Chương là một công trình biên khảo lớn, tập trung vào can thiệp của Trung Hoa khi người Pháp phát động chiến tranh chiếm Đông Dương làm thuộc địa. Những chi tiết được trình bày hầu như rất ít người trong chúng ta biết đến, hoặc nếu có thì cũng chỉ một cách mơ hồ.
Theo sự giới thiệu của chính tác giả, giai đoạn nghiên cứu này là thời kỳ trước của luận án ông viết về những biến chuyển của Trung Hoa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đã xuất bản dưới nhan đề "La Chine à l'aube du XXème siècle" (Paris: Nouvelles Editions Latines, 1962) tập trung vào chính sách ngoại giao của nhà Thanh trong khoảng từ 1894 đến 1905.
"Việt Nam dữ Trung Pháp chiến tranh" được soạn bằng tiếng Pháp khi Long Chương sống ở Paris, sử dụng các tài liệu trong văn khố quốc gia (Bibliothèque Nationale) và được bổ túc nhiều lần trước khi được dịch sang tiếng Trung Hoa và ấn hành ở Đài Bắc (Đài Loan thương vụ ấn thư quán, 1996). Việc Long Chương tập trung nghiên cứu vào giai đoạn nhiễu nhương này có lẽ sau khi ông trình luận án tiến sĩ (1962), chính quyền Trung Hoa Dân quốc ở Đài Loan đã ấn hành nhiều kho đáng án đồ sộ [trong tài liệu tham khảo của Long Chương, khi đối chiếu hai công trình 1962 và 1996 ta thấy có thêm những bộ sách lớn được ấn hành sau này, điển hình là "Thanh Đức Tông thực lục (1987)", "Trung Pháp Việt Nam giao thiệp đáng (1963)", "Quang Tự triều Đông Hoa lục (1963)" và nhiều di cảo của danh nhân cận đại...] soi sáng nhiều bí ẩn, đưa cuộc chiến tại Bắc Kỳ ra khỏi những bóng đen lịch sử. Những tài liệu mới xuất hiện đã khiến ông hứng thú để biên soạn và là một công trình lớn sau 30 năm nghiên cứu, được ấn hành khi ông đã 75 tuổi.
Cũng thật ngậm ngùi khi trong một giai đoạn dầu sôi lửa bỏng, vận mệnh của Việt Nam không phải được quyết định ở Hà Nội, Huế hay Sài Gòn mà ở những nơi xa xôi như Paris, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải... Những tranh biện ngoại giao, những nhượng bộ thương mại đưa đến việc quyết định nhiều khu vực biên giới được giữ lại cho nước ta hay thuộc về lãnh thổ của Trung Hoa. Những thương thuyết đó không hiểu triều đình Huế có biết đến hay không, nhưng chưa thấy đề cập trong quốc sử.
Cũng không mấy ai biết được rằng hai hiệp ước quan trọng quan đến vận mệnh của cả nước là "Hòa ước Harmand" và "Hòa liên ước Patenôtre" lại chỉ là những văn bản đã viết sẵn của người Pháp rồi đem đến ép triều đình Huế ký trong một buổi lễ đơn giản chứ không thông qua đàm phán để hai bên trao đổi và đồng thuận, ngoại trừ thay đổi một vài từ ngữ không thực sự có ý nghĩa.
----------------
Long Chương (龍章), tự Bình Phủ (平甫) người Cố Huyện, tỉnh Thiểm Tây, sinh năm 1918 (Dân Quốc 7), tốt nghiệp hệ Sử Địa học viện Sư phạm Tây Bắc.
Năm 1946 (Dân Quốc 35) sau chiến tranh ông được học bổng du học Tây phương về Sử, năm 1962 ông lấy bằng Tiến sĩ ở Đại học Fribourg, Thụy Sĩ.
Ông từng giữ chức phó đại diện của tổ chức Giáo dục - Khoa học - Văn hóa của Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc tại trụ sở Liên Hiệp Quốc; phó đại biểu biện sự vụ ở Âu Châu kiêm giáo sư Trung Quốc Văn hóa học viện.
Long Chương chú tâm nghiên cứu lịch sử Trung Hoa và những giao thiệp giữa nước này với các cường quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đây là giai đoạn nhà Thanh phải ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng, nhượng bộ nhiều quyền lợi kinh tế và chính trị cho các nước khác.
Nghiên cứu của Long Chương liên quan đến đối ngoại của Trung Hoa với Pháp trong những năm 1874 - 1885 nhưng có liên quan mật thiết đến lịch sử Việt Nam trong thời kỳ này.
Thời kỳ này, nhà Thanh tuy thất thế trên chính lãnh thổ của mình, nhưng vẫn không từ bỏ tham vọng xâm chiếm đất đai của Việt Nam, trên cả đất liền lẫn đại dương và luôn luôn tìm cách bành trướng, lấn đất giành dân ở khu vực biên giới giữa hai nước Việt - Trung.
Nguyễn Duy Chính
Nhận xét đánh giá