-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Việt Sử: Xứ Đàng Trong (1558 - 1777) - Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Phan Khoang
Nxb: Đà Nẵng
Kích thước: 16x24 cm
Số trang: 544
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2025
VIỆT SỬ: XỨ ĐÀNG TRONG (1558 - 1777) - Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam
Tác giả: Phan Khoang
Phan Khoang (1906-1971) là một học giả uyên bác, nhà sử học, nhà báo, nhà giáo tài ba. Ông sinh tại xã Phước Sơn, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhà Nho.
Thừa hưởng vốn tri thức Hán học phong phú từ người cha - một tiến sĩ Nho học, lại được tiếp nhận nền giáo dục Pháp nên trong các nghiên cứu của ông thể hiện rất rõ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa học vấn, phương pháp nghiên cứu Đông - Tây. Tuy vậy, sử học mới là lĩnh vực nghiên cứu mà ông thành công nhất, đặc biệt với tư cách người nghiên cứu tự do lại có những tác phẩm để lại nhiều ấn tượng hiếm thấy. Nhiều tác phẩm của Phan Khoang dần dần được giới chuyên môn tham khảo, trích dẫn. Trong số đó, nổi bật là những tác phẩm như: Việt - Pháp bang giao sử lược (Nhà in Nguyễn Văn Bửu, Huế, 1950), Việt Nam Pháp thuộc sử (Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn, 1961), Việt sử: Xứ Đàng Trong (1558-1777) (Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam) (Nhà xuất bản Khai Trí, Sài Gòn, 1969)…
Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777) - Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, công trình nghiên cứu tầm cỡ, với dày đặc tên nhân vật, địa danh đều chú kèm chữ Hán rất cẩn trọng được Nhà xuất bản Khai Trí xuất bản lần đầu tiên năm 1969. Ngay từ khi mới ra mắt bạn đọc đã sớm được ghi nhận. Tác phẩm này không chỉ là sự phục hiện hệ thống và chi tiết nhất về lịch sử hình thành Vương triều Nguyễn nói riêng và lịch sử Đại Việt thời Lê - Trịnh nói chung, mà còn được dưa trên căn bản hệ thống tư liệu rất đồ sộ, quý hiếm. Chúng ta biết rằng, viết về lịch sử xứ Đàng Trong, không chỉ đụng đến lịch sử cuộc Nam tiến hào hùng, đẫm mồ hôi nước mắt của những người con dân Việt can đảm và khai phóng, mà còn đề cập đến lịch sử của vương quốc Chăm Pa, vấn đề Chân Lạp… những thách đố với giới sử học lúc đó và cả ngày hôm nay.
Chúng ta biết rằng, lịch sử cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam (1558 -1777) bắt nguồn từ sự xuất hiện cục diện chính trị Trịnh - Nguyễn phân tranh ở hai bờ sông Gianh. Thử thách lớn đầu tiên của các chúa Nguyễn, “công việc các chúa Nguyễn làm ở Nam Hà” không chỉ là việc tạo dựng lực lượng để “Bắc cự” (chữ dùng hay lột tả 200 năm nội chiến Trịnh - Nguyễn) mà còn lần lượt giải quyết vấn đề Vương quốc Chămpa (tác giả gọi là Chiêm Thành) cũng như vấn đề Thủy Chân Lạp. Tác giả có những nhận định sắc nét: “Như đã thấy, khi cuộc chiếm cứ hết đất Chiêm Thành gần như hoàn tất, với những hoạt động ngoại giao, quân sự, các chúa Nguyễn lần lượt xâm lấn Thủy Chân Lạp để đem vào bản đồ miền Nam rộng rãi, phì nhiêu. Ngoại giao để can thiệp nội tình Hoàng gia Chân Lạp mà nhất là Tiêm La... Còn quân sự chỉ khi cần mới dùng đến” .
... Đúng như cái tên sách rất gợi cảm, Việt sử: Xứ Đàng Trong (1558-1777) - Cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam không chỉ là một cuốn lịch sử của một phần cơ thể dân tộc, quốc gia Việt Nam mà còn là một trong những cuốn sách đầy đặn bậc nhất ở thập kỷ 60 về những vấn đề cơ bản của công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ ngót 300 năm. Đặc biệt, cây bút sử học Phan Khoang có được những nhận định về bản chất của các sự kiện lịch sử (vốn rất phức tạp và chồng chéo) được đưa ra trong quá trình “phục hiện lịch sử Đàng Trong”, sau gần 50 năm, vẫn có sức tham khảo, gợi mở với nhận thức lịch sử ngày nay.
Nhận xét đánh giá