-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Vụ Án Truyện Kiều
Tác giả: Nguyễn Văn Trung
Nhà xuất bản: Khoa học Xã hội
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 260
Loại bìa: Bìa mềm
Ấn phẩm Vụ án Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Văn Trung, sách do tác giả ấn hành năm 1970.
Cái ý tưởng của Phạm Quỳnh “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn” không phải là sáng kiến của Phạm Quỳnh nhưng là của Pháp.
Một nhà báo Pháp, André Gaudbye đã so sánh tác phẩm “Shabname” của nhà thơ Firdousie, người Ba Tư, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm với Kim Vân Kiều của Nguyễn Du trong bài “Một gương Ba Tư cho người An Nam”, người Ba Tư trong bao thế kỷ chịu người Ả Rập áp bức mà không mất nước vì có “Shahnameh” có Firdousie.
Do đó, muốn cứu vãn một dân tộc, chỉ cần có một ngôn ngữ được ấn định bằng một tuyệt tác. Sau khi chứng minh như trên, nhà báo Pháp kêu gọi: Các bạn đã đọc câu sau cùng này chưa?
Nó có gợi ý gì cho các bạn không? Phần tôi, tôi nghĩ ngay đến cuốn Kim Vân Kiều của người An Nam. Dĩ nhiên có nhiều khác biệt giữa Firdousie và Nguyễn Du, giữa Shahnameh và Kim Vân Kiều của người An Nam. Nhưng cái gương là ở chỗ sứ mệnh linh thiêng cứu rỗi do các tác phẩm vĩ đại quốc gia đảm nhiệm.
Nguyễn Văn Trung không còn xa lạ gì với chúng ta: Nguyễn Văn Trung của mấy quyển sách triết. Nguyễn Văn Trung của tạp chí Đại Học, Nguyễn Văn Trung của môn triết học tại Đại Học Văn Khoa. Nay chúng ta lại gặp mặt Nguyễn Văn Trung trong vụ Án truyện Kiều. Nói đúng hơn, Nguyễn Văn Trung không đi sâu vào vụ “án Kiều” mà chỉ phê phán người trước kia đã từng phê phán truyện Kiều, nghĩa là ông đem xử lại những người trước kia đã xử Kiều vậy. “Phiên tòa” này họp lại Quốc Giam Nhạc viện, lúc 10 giờ ngày chủ nhật 7/10 (1962- PT chú).Trong phiên xử đó Nguyễn Văn Trung vừa làm quan tòa vừa làm luật sư cho các bị can. Bị can ở đây là cả hai nhân vật quá cố Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế, và nhiều đồng lõa hoặc nhân chứng khác như Trần Trọng Kim, Phan Khôi, Nguyễn Bách Khoa…Sau phần giới thiệu của ông Khoa trưởng Trường Đại học Văn Khoa (Sài Gòn – PT chú), Nguyễn Văn Trung đã nhập đề bằng cách phác họa lại cuộc tranh luận giữa Phạm Quỳnh và Ngô Đức Kế. Giọng nói hùng hồn đầy nhiệt huyết của Nguyễn Văn Trung, một thanh niên, không! Một giáo sư, đã đưa chúng ta sống lùi lại khoảng thời gian sổi nổi, hào hứng của cuộc bút chiến gây cấn kể trên.
Phạm Quỳnh theo phe bênh Kiều, xem Truyện Kiều là một loại thánh kinh mà hậu sinh phải thờ phụng, lạy lục hết lòng: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn.”Trái lại. Ngô Đức Kế đứng đầu phe đả Kiều, coi Truyện Kiều là một thứ tiểu thuyết ướt át, ốm yếu, nhu nhược, có đủ những cảnh “leo tường nhảy rào” như tiểu thuyết “hai đồng” vẫn thấy xuất hiện trên vài tờ báo thủ đô (tức Sài Gòn – PT chú) này. Sự mâu thuẫn giữa hai con người, hai quan cảm đã đẻ ra một cuộc tranh luận dằng dai. Ta gọi cuộc tranh luận này là "cuộc tranh luận Phạm Quỳnh – Ngô Đức Kế".
Nhận xét đánh giá