- 10%
  • Xã hội học Văn học

Xã hội học Văn học

Mã sản phẩm: Đang cập nhật

Xuất xứ: Viet Nam
Thương hiệu: NXB ĐHQG Hà Nội
144,000 ₫
Hết hàng
Số lượng
 
1
 

Dịch vụ của chúng tôi

Vận chuyển toàn quốc

Bọc sách theo yêu cầu

Nhà sách Tri Văn

Sách tri thức và học thuật

Giao hàng trên toàn quốc

Sưu tầm sách quý, sách cổ

Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da

Mô tả sản phẩm

Xã hội học Văn học 

Tác giảLộc Phương Thuỷ - Nguyễn Phương Ngọc - Phùng Ngọc Kiên

Nhà xuất bản: ĐHQG Hà Nội

Kích thước: 16x24 cm

Số trang:

Loại bìa: Bìa mềm

Chi tiết sản phẩm

Xã hội học văn học (XHH VH) là một lĩnh vực nghiên cứu khá đặc biệt. Nếu xét từ góc độ mối quan hệ giữa xã hội và văn học, XHH VH có nhiều phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận khác nhau trên cơ sở chung là việc khẳng định có mối quan hệ ấy.

Cũng từ đây, chúng ta sẽ thấy tồn tại nhiều nhóm nghiên cứu khác nhau trong cùng một quốc gia, hay xét trên bình diện quốc tế. Dù muốn hay không, người ta cũng phải công nhận XHH VH, tuy không đồng nhất như một phương pháp, một cách đặt vấn đề, đã thực sự hiện hữu, chiếm một vị trí nhất định trong bức tranh chung của lý luận-phê bình văn học thế giới và là một bộ phận của khoa học nghiên cứu văn học nói chung.

Chính vì vấn đề khá phức tạp và không đồng nhất, nên việc tiếp cận XHH VH từ mối quan hệ giữa văn học và xã hội cần có sự đầu tư thích đáng và tích cực của nhiều người, nhiều nhà nghiên cứu. Nếu xét XHH VH như là một cách tiếp cận dựa trên những tri thức và các thao tác của xã hội học thì vấn đề có vẻ như đơn giản hơn, vì nó hẹp hơn, mang tính khách quan hơn và khoa học hơn .

Không thể không đề cập đến những giới hạn tất yếu của mỗi một phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu khoa học nói chung, phê bình văn học nói riêng. Phương pháp nghiên cứu của R.Escarpit, P.Bourdieu, L.Goldmann, J.-P. Sartre tuy không tránh được những điểm yếu riêng, trong thực tế đã góp phần tích cực vào sự đa dạng phong phú của bức tranh lý luận văn học ở thế kỷ XX, ở Pháp cũng như trên thế giới.

Tại Việt Nam đã xuất hiện những nghiên cứu văn học Việt Nam dựa trên thành tựu của các nhà xã hội học văn học Pháp [39]. Theo chúng tôi, đây là một hướng tiếp cận rất khả thi, một mặt, nó hứa hẹn những tiếng nói nhiều chiều, mặt khác, nó đòi hỏi các nhà nghiên cứu nước nhà phải luôn cập nhật các thông tin mới với tinh thần dám thử nghiệm, mở ra những con đường mới.

Yêu cầu phát triển nền lý luận phê bình văn học nghệ thuật tại Việt Nam ở thế kỷ XXI, ngoài việc nghiên cứu sâu vốn phong phú từ trong di sản dân tộc, không thể không hướng tới những chân trời mới để có thể có tiếng nói của riêng mình giữa muôn vàn tiếng nói của nhân loại.

Lộc Phương Thủy – Nguyễn Phương Ngọc

Nhận xét đánh giá

Đánh giá sản phẩm:

Tiêu đề của nhận xét

Viết bình luận của bạn

Bình luận

Back to top
Giỏ hàng