-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Alexandre De Rhodes, S.J (1593-1660) Và Công Cuộc Truyền Giáo Tại Việt Nam
Tác giả: Lm Antoine Bùi Kim Phong
Dịch giả: Lm Phaolo Nguyễn Minh Chính
Nxb: Hồng Đức
Kích thước: 15 x 23 cm
Số trang: 441
Loại bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2023
Alexandre De Rhodes, S.J (1593-1660) Và Công Cuộc Truyền Giáo Tại Việt Nam - Tác giả: Lm Antoine Bùi Kim Phong
Nghiên cứu này tìm hiểu về đời sống và truyền giáo của cha De Rhodes từ nhãn quan bối cảnh được phân làm bốn chương.
Chương thứ nhất trình bày cái nhìn bao quát về tình hình truyền giáo tại Đông Nam Á và Việt Nam trước khi cha De Rhodes đến. Trước hết, chương này cho cái nhìn tổng quát về những nỗ lực truyền giáo tại Đông Nam Á từ lúc khởi đầu Giáo hội và dưới quyền bảo trợ Padroado của Bồ Đào Nha từ thế kỷ XVI. Thứ đến, nó tường trình ngắn gọn về những nỗ lực Phúc âm hóa đầu tiên cho Việt Nam (gồm hai vương quốc riêng biệt: Đàng Ngoài và Đàng Trong) do các tu sĩ dòng Đaminh, Augustinô và Phanxicô vào hậu bán thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, cũng như công cuộc truyền giáo của các cha dòng Tên tại Việt Nam (1615-1624) trước khi cha Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong vào năm 1624.
Chương hai nghiên cứu về bối cảnh lịch sử và văn hóa xã hội của xã hội Việt Nam vào thế kỷ XVII, như là mảnh đất được dọn sẵn để gieo trồng hạt giống Tin Mừng.
Chương ba gồm hai phần. Phần thứ nhất là những câu chuyện theo thứ tự niên đại về cha Alexandre de Rhodes (1593-1660): quê hương, gia đình, đào tạo dòng Tên tại Rôma, hành trình truyền giáo từ Rôma đến Việt Nam, lưu lại và các hoạt động truyền giáo tại Đàng Trong và Đàng Ngoài, cuộc vận động của ngài tại Rôma và Pháp để thiết lập các giám mục tại Việt Nam, các thừa sai và hỗ trợ tài chánh cho công cuộc truyền giáo tại Việt Nam, hoạt động truyền giáo cuối cùng và cái chết của ngài tại Isfahan, Ba Tư. Phần hai tìm hiểu về những đóng góp lớn của cha De Rhodes dành cho Giáo hội và nền văn hóa Việt Nam. Về những hoạt động văn hóa của cha De Rhodes, nghiên cứu này xét đến những đóng góp của ngài trong việc Latinh hóa tiếng Việt, soạn tự điển và văn phạm cho tiếng Việt, những giá trị lịch sử và văn hóa trong các sách của ngài. Về Giáo hội, nghiên cứu này khám phá ba hoạt động lớn của ngài dành cho Giáo hội Việt Nam: tổ chức những người cộng tác bằng việc thành lập Hội thầy giảng, kết quả các hoạt động truyền giáo và những suy tư thần học với cuốn Catechismus sách thần học đầu tiên bằng tiếng Việt, và cuộc vận động không mệt mỏi của ngài dành cho Giáo hội bản xứ tại Việt Nam dưới quyền tài phán của Thánh bộ Truyền bá Đức tin (Propaganda Fide).
Chương bốn nghiên cứu về phương pháp hội nhập văn hóa của cha De Rhodes bằng các thích ứng ngôn ngữ, đời sống cá nhân và sứ vụ, và trong các thực hành văn hóa. Trong chương này, cũng bàn luận về những thích ứng của cha De Rhodes giữa phụng vụ Công giáo và lòng đạo đức với người Việt cũng như thích ứng phương pháp dạy giáo lý phù hợp với lối suy nghĩ của người Việt, và về những tiếp cận của ngài khi gặp gỡ với các tôn giáo không Kitô giáo tại Việt Nam.
Tiến trình thực hiện nghiên cứu này là sử dụng các tài liệu nguồn chính từ các văn khố, những chứng từ chính nguồn của những người đồng thời với cha De Rhodes, những bản văn tự truyện của ngài, những chuyên luận học thuật của các học giả lịch sử và thần học về cha De Rhodes, dựng lên một bức chân dung chính xác hơn về cha De Rhodes. Có vẻ như không có gì mới hay lạ thường về cha Alexandre de Rhodes trong những trang viết này. Tuy nhiên, hiểu biết về lịch sử thường xảy ra không phải từ việc bắt gặp những ý niệm hoàn toàn mới hay bằng chứng mới, nhưng khi có điều gì đó mà ta không để ý đến lại tìm thấy chính mình dưới ánh sáng và trở thành tâm điểm, hoặc khi có điều gì đó quen thuộc được nhìn dưới một nhãn quan mới và khác hẳn. Thật vậy, nghiên cứu lịch sử này cung cấp những nhận xét công bằng và trung thực, loại bỏ những vấn đề do thiên kiến và mở ra những nghiên cứu xa hơn.
Hy vọng nghiên cứu này sẽ là một đóng góp nhỏ cho việc nhìn nhận, sự quan tâm nhiều hơn nữa, và nhiều nghiên cứu xa hơn nữa về đời sống và truyền giáo của cha Alexandre de Rhodes cũng như những công trạng của ngài đối với Công giáo và văn hóa Việt Nam.
Trích Dẫn nhập
Nhận xét đánh giá