-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Bacon Là Shakespeare
Tác giả: Edwin Durning-Lawrence
Dịch giả: Mai yên Thi
Nxb: Thế Giới
Kích thước: 13.5 x 20.5 cm
Số trang: 216
Loại bìa: Bìa mềm
William Shakespeare, người được ca tụng là “Thi sĩ của dòng sông Avon”, đã gửi gắm cho thế giới văn học 38 vở kịch, 155 bài sonnet, 2 bài thơ tự sự dài… Ông là nhà viết kịch và nhà thơ có ảnh hưởng lớn đến lịch sử văn học dân tộc, nghệ thuật và thẩm mỹ phương Tây, người đời vinh danh ông là “Zeus trên đỉnh núi Olympic Văn học”.
Mặc dù ông để lại nhiều tác phẩm ấn tượng, nhưng tiểu sử về cuộc đời ông không được ghi chép quá nhiều. Điều này đã nổ ra nhiều ý kiến tranh luận rằng Shakespeare chỉ là bút danh của một người khác đứng sau các tác phẩm vĩ đại này.
Edwin Durning-Lawrence đã xuất bản tác phẩm “Bacon chính là Shakespeare” vào năm 1910, với ý tưởng xuất phát từ giả thuyết rằng tác phẩm thực ra không phải là do chính William Shakespeare sáng tác, mà là của Sir Francis Bacon, một nhà triết học, nhà khoa học và nhà chính trị nổi tiếng thời kỳ Phục hưng. Điều này đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và người đam mê văn học.
Trong tác phẩm, Edwin Durning-Lawrence đã lập luận thông qua cách viết, kiến thức khoa học, tiến bộ ngôn ngữ và sự sáng tạo trong các tác phẩm của Shakespeare, cùng những bằng chứng khác để chứng minh cho quan điểm này. Hơn nữa, ông cũng tìm thấy một số điểm tương đồng về tư duy, triết lý, phong cách giữa Bacon và những tác phẩm của Shakespeare.
Không thể phủ nhận rằng cả Francis Bacon và William Shakespeare đều là những nhân vật xuất sắc trong lịch sử. Dù cho thuyết “Bacon chính là Shakespeare” có hoặc không có thêm bằng chứng trong tương lai, tài năng và tác phẩm của cả hai vẫn là di sản văn hóa quý giá cho nhân loại.
Quý độc giả hãy đón đọc tác phẩm “Bacon chính là Shakespeare”, cùng suy ngẫm và đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề này. Việc chấp nhận hay bác bỏ lý thuyết này vẫn là vấn đề mở như câu nói nổi tiếng trong vở kịch Hamlet: “Tồn tại hay không tồn tại?” (To be or not to be?)
Nhận xét đánh giá