-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Bàn Về Lòng Khoan Dung
Tác giả: Voltaire
Dịch giả: Trần Trung Quân
Nxb: Thế Giới
Kích thước: 14 x 20.5 cm
Số trang: 207
Loại bìa: Bìa mềm
Bị buộc tội sát hại chính con trai của mình, Jean Calas, một tín đồ Kháng cách ở Toulouse, phải chịu hành hình trên bánh xe tử thần còn gia đình ông thì lâm vào cảnh khốn đốn. Vụ việc đầy tai tiếng này thực chất là hệ quả của sự bất khoan dung ở những kẻ cuồng tín muốn trừng phạt những ai không cùng tín ngưỡng với mình.
Ra mắt công chúng năm 1763, Bàn về lòng khoan dung của Voltaire đã gây tiếng vang lớn trên khắp châu Âu khi mở đầu vụ việc của Jean Calas, từ đó lên án và chống lại sự cuồng tín từng gây ra bao cuộc chiến thảm khốc trong lịch sử. Cuốn sách là một trong những tác phẩm tiêu biểu và quan trọng nhất thời kỳ Khai sáng, đặc biệt là về lòng khoan dung trong tôn giáo và quyền tự do tư tưởng. Ngoài ra, cuốn sách còn thể hiện rõ ba khía cạnh của Voltaire: vừa là nhà văn, vừa là triết gia và nhà tư tưởng luôn đấu tranh vì tự do của con người.
Không chỉ mang tính thức thời và cấp thiết ở thời điểm ra mắt, những quan điểm về sự khoan dung và phẩm hạnh con người trong Bàn về lòng khoan dung đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị.
Voltaire (1694-1778) tên thật là François-Marie Arouet. Ông là nhà văn, sử gia và triết gia nổi tiếng ở Pháp thời kỳ Khai sáng. Ông nổi bật với ngòi bút trào phúng và cứng rắn đả kích chế độ nô lệ, Giáo hội Công giáo và Ki-tô giáo nói chung, cũng như ủng hộ tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và việc tách giáo hội ra khỏi nhà nước.
Voltaire là một cây viết phong phú, ông để lại một di sản đồ sộ gồm các tác phẩm văn học từ kịch, thơ, tiểu thuyết, luận văn tới các công trình sử học và khoa học, ngoài ra ông còn viết nhiều tờ rơi và khoảng hai mươi nghìn bức thư. Ông thường công khai phát biểu đòi cải cách những bất công trong xã hội mặc dù triều đình Pháp lúc bấy giờ rất khe khắt với những người chống đối. Là một tay bút chiến hóm hỉnh, ông thường sử dụng các tác phẩm của mình để đả kích sự hà khắc và giáo điều của nhà nước và giáo hội Pháp đương thời.
Nhận xét đánh giá