-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - Ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
BỨC TRANH KINH TẾ VIỆT NAM THẾ KỶ XVII VÀ XVIII
Tác giả: Nguyễn Thanh Nhã
Dịch giả: Nguyễn Nghị
NXB: Tri Thức
Kích thước: 13x20.5 cm
Số trang: 486
Hình thức: bìa mềm
Năm xuất bản: 2017
BỨC TRANH KINH TẾ VIỆT NAM THẾ KỶ XVII VÀ XVIII
Tác giả: Nguyễn Thanh Nhã - Dịch giả: Nguyễn Nghị
Cuốn sách ban đầu là một luận án tiến sỹ quốc gia, bảo vệ thành công tại Đại học Sorbonne (Pháp) và nhận được một giải thưởng lớn về nghiên cứu, được xuất bản tại Paris năm 1970.
Dịch giả Nguyễn Nghị cho biết vốn là một nhà kinh tế học, nhà sử học tài ba, Nguyễn Thanh Nhã đã chú trọng trước tiên làm rõ các khía cạnh kinh tế của biến chuyển kéo dài hai thế kỷ này.
Cuốn sách là công trình nghiên cứu nghiêm túc, bao gồm nhiều bức tranh nhỏ về Việt Nam ở một thời “nhộn nhạo” nhất, thời kỳ nội chiến kéo dài, cuối cùng đã dẫn tới giai đoạn thuộc địa trong lịch sử đất nước.
Cuốn sách được phân ra thành hai chủ đề lớn, theo quan niệm Nho giáo về kinh tế là những biến chuyển của các cơ sở nông thôn, sự phát triển của thượng tầng đô thị và thương mại.
Vào thời đó, những biến chuyển và thay đổi căn bản đã có thề được nhận ra qua nhiều dấu hiệu như sự đa dạng hóa nhu cầu tiêu thụ, sự khu biệt hóa của các lĩnh vực sản xuất với sự chuyên biệt hóa ngày càng rõ nét, các tiến bộ của hiện tượng đô thị hóa, sự phát triển của nền kinh tế tiền tệ, sự xuất hiện của thương phiếu, của một tầng lớp thị dân mới phôi thai, sự phát triển của các giao dịch…
Theo học giả Đào Duy Anh, tác giả Nguyễn Thanh Nhã đã vạch ra một cách sắc sảo tình hình dân tộc Việt Nam thế kỷ XVIII đã bỏ lỡ cơ hội vươn mình thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp, mà các dân tộc Tây phương và Nhật Bản đã thực hiện dễ dàng hơn. Sự bất lực ấy của xã hội Việt Nam đã được bộc lộ không những ở cuối thế kỷ XVIII với thất bại của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, mà còn được bộ lộ ở nhiều khía cạnh khác…
Có lẽ phải tìm nguyên nhân sâu xa của sự bất lực mang vẻ định mệnh ấy chủ yếu ở tình hình ruộng đất của xã hội Việt Nam xưa, mà tác giả đã phân tích một cách độc đáo trong cuốn sách.
Học giả Nguyễn Thanh Nhã (1928-2008) là giảng sư kinh tế học Trường Đại học Paris I về các vấn đề phát triển. Ngoài những công trình nghiên cứu chuyên môn, Nguyễn Thanh Nhã còn để lại nhiều trước tác về văn học Việt Nam và Pháp.
Minh Nguyệt
Nhận xét đánh giá