-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
Miễn phí bao sách - ghi chú ở phần đặt hàng
Miễn phí vận chuyển khu vực TpHCM cho đơn hàng từ 150k
Miễn phí vận chuyển toàn quốc cho đơn hàng từ 500k
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Sự Tạo Thành Bản Sắc Dân Tộc Châu Âu, Thế Kỉ XVIII- XX (Bìa Cứng)
Tác giả: Anne-Marie Thiesse
Dịch giả: Nguyễn Thị Hạnh - Nguyễn Hoàng Như Thanh; Hiệu đính: Đinh Hồng Phúc
Nxb: NXB ĐHSP
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 328
Loại bìa: Bìa cứng
Năm xuất bản: 2025
SỰ TẠO THÀNH BẢN SẮC DÂN TỘC CHÂU ÂU THẾ KỶ XVIII - XX
Tác giả: Anne-Marie Thiesse
Dịch giả: Nguyễn Thị Hạnh - Nguyễn Hoàng Như Thanh; Hiệu đính: Đinh Hồng Phúc
Từ khi khái niệm quốc gia-dân tộc hiện đại được chính thức đưa ra tại Hội nghị Westphalia năm 1648 thì việc đi tìm hiểu về vấn đề này luôn thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà khoa học mà còn của các nhà quản lí, kĩ trị. Quốc gia-dân tộc bao gồm nhiều thành tố, trong đó bản sắc dân tộc có thể coi là cơ sở nội sinh, nền tảng sức mạnh mềm trong quá trình phát triển của quốc gia-dân tộc. Do đó, việc tìm hiểu, định hình, xây dựng, kiến tạo một bản sắc dân tộc là công việc không chỉ của riêng các nhà khoa học, nhà ái quốc, mà còn của cả hệ thống chính trị và từng người dân sinh sống trong không gian quốc gia-dân tộc đó. Đặc biệt, quá trình phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – kĩ thuật từ cuối thế kỉ XVIII, sự mở rộng xâm lược thực dân, sự cạnh tranh quyền lực, hoạt động truyền bá văn minh, giao thoa văn hoá; hay nói cách khác là sự trỗi dậy của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã khiến việc tìm hiểu về bản sắc dân tộc vô cùng quan trọng.
Cuốn sách Sự tạo thành bản sắc dân tộc Châu Âu, thế kỉ XVIII - XX” được dịch và xuất bản từ nguyên bản tiếng Pháp La Création des identités nationales: Europe, XVIII - XXe siècle của tác giả, nhà sử học, Giáo sư Anne-Marie Thiesse, do Nhà xuất bản Seuil ấn hành năm 1999. Công trình đem đến những phân tích, kiến giải hết sức cần thiết, quan trọng về quá trình định hình bản sắc dân tộc ở châu Âu từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX, để từ đó có thể soi chiếu sang các quốc gia, khu vực khác trên thế giới. Cách tiếp cận đa chiều, liên ngành tạo ra một công trình vừa có tính sử, vừa đậm chất văn hoá, vừa khái quát được vấn đề trong một tổng thể rộng lớn khung cảnh biến đổi của châu Âu và quan hệ quốc tế xuyên suốt ba thế kỉ.
Do vậy, đây là nguồn tài liệu quý để hiểu hơn về nhiều vấn đề, như: Lịch sử kiến tạo, phát triển của bản sắc dân tộc ở châu Âu; Lịch sử văn hoá châu Âu; Mối quan hệ giữa các quốc gia châu Âu trong tổng thể xu hướng phát triển thế giới; Những vấn đề đặt ra đối với việc gìn giữ bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hoá. Với cách tiếp cận mềm mại của văn hoá lồng với yếu tố lịch sử qua từng trang sách, các phần khác nhau trong nội dung cuốn sách được kiến thiết, tạo dựng theo những mạch logic thời gian rõ nét, giúp người đọc dễ dàng hình dung tiến trình kiến tạo, phát triển của bản sắc dân tộc ở châu Âu qua các thời kì khác nhau.
Đây là một kho tàng quý giá cho các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hoá trong quá trình tìm hiểu về châu Âu nói chung và nhiều quốc gia trong châu Âu nói riêng
Giáo sư Anne-Marie Thiesse là nhà nghiên cứu văn học và sử học nổi tiếng với những công trình nghiên cứu được đánh giá cao về lịch sử, văn hoá châu Âu thế kỉ XVIII – XXI, đặc biệt, bà tập trung nghiên cứu mối tương quan giữa văn hoá chính trị trong bối cảnh hiện đại. Với bằng Tiến sĩ tại Đại học Paris 3 Sorbonne Nouvelle (1981) và bằng Tiến sĩ tại Đại học Lyon-II (1990), Giáo sư Anne-Marie Thiesse là Giám đốc Nghiên cứu và là Nghiên cứu viên cao cấp (Senior Researcher) tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Paris (CNRS). Bà được CNRS trao Huy chương Đồng (1983) và Huy chương Bạc (2020) về những thành tích trong nghiên cứu khoa học.
Nhận xét đánh giá