-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Vận chuyển toàn quốc
Bọc sách theo yêu cầu
HẾT HÀNG
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Các Thực Nghiệm Trong Tâm Lý Học Xã Hội
Tác giả: Trần Thị Minh Đức
Nhà xuất bản: ĐHQG HN
Kích thước: 16 x 24 cm
Số trang: 702
Loại bìa: Bìa mềm
CÁC THỰC NGHIỆM TRONG TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI (tái bản có chỉnh sửa, bổ sung)
Ngay từ khi trở thành một phân ngành độc lập của khoa học tâm lí, tâm lí học xã hội đã là một khoa học thực nghiệm. Các thực nghiệm của tâm lí học xã hội chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số các thực nghiệm của tâm lí học. Do vậy, trong các nghiên cứu tâm lí học xã hội chúng ta không thể không quan tâm đến khía cạnh thực nghiệm. Trong hơn một thế kỉ qua, đã có nhiều thực nghiệm trong tâm lí học xã hội được tiến hành. Những thực nghiệm này không chỉ góp phần xây dựng cơ sở lí luận cho tâm lí học xã hội, mà còn giải quyết những vấn đề tâm lí nảy sinh trong đời sống xã hội thuộc các lĩnh vực khác nhau. Việc tổng kết đánh giá một cách có hệ thống các thực nghiệm này là một nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn to lớn, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu tâm lí học xã hội nói riêng và tâm lí học nói chung ở nước ta hiện nay.
Cuốn chuyên khảo Các thực nghiệm trong tâm lí học xã hội của PGS.TS. Trần Thị Minh Đức là một cuốn sách có ý nghĩa lí luận, thực tiễn và tính thời sự cao. Đây là kết quả lao động gian khổ, vất vả và nghiêm túc trong rất nhiều năm của tác giả. Cuốn sách là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam trình bày một cách hệ thống và khá phong phú, đa dạng các thực nghiệm của tâm lí học xã hội suốt từ đầu thế kỉ XX đến những thập kỉ cuối của thế kỉ này.
Các thực nghiệm trong tâm lí học xã hội được tác giả trình bày trong 9 chương: Chương I – Cái tôi và quá trình xã hội hóa cá nhân, Chương II – Liên hệ xã hội, Chương III – Trị giác xã hội, Chương IV – Giao tiếp xã hội, Chương V – Ảnh hưởng xã hội, Chương VI – Định kiến xã hội, Chương VII – Hành vi gây hấn, Chương VIII – Nhóm xã hội, Chương IX – Các kĩ thuật tạo bẫy nhằm thay đổi thái độ và hành vi và phần Phụ lục.
Mỗi chương sách đều được trình bày thành hai phần: Phần dẫn luận phân tích một cách khái quát những vấn đề chính của các thực nghiệm. Mỗi thực nghiệm đều được trình bày theo cấu trúc thống nhất: tác giả của thực nghiệm, mục tiêu của thực nghiệm, cách tiến hành và kết quả của thực nghiệm. Việc trình bày các thực nghiệm như vậy làm cho người đọc, nhất là sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh dễ hiểu, nhanh chóng nắm được vấn đề. Phần phụ lục trình bày tóm tắt tiểu sử một số nhà tâm lí học thực nghiệm nổi tiếng và những hiệu ứng tâm lí. Trong nhiều thực nghiệm, tác giả đã đưa ra những hình ảnh minh họa. Điều này làm cho việc trình bày các thực nghiệm của cuốn sách tăng thêm tính thuyết phục.
GS.TS Vũ Dũng (Viện trưởng Viện Tâm lý học)
Trích Lời giới thiệu
Nhận xét đánh giá