-
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
- Hotline: 028 66 832 872
174/3 Điện Biên Phủ, P17, Bình Thạnh, TP. HCM
Sách tri thức và học thuật
Giao hàng trên toàn quốc
Sưu tầm sách quý, sách cổ
Ấn bản bìa mềm, bìa cứng, bìa da
Chân, thiện, mĩ trong tầm nhìn đương đại
Tác giả: Howard Gardner
Dịch giả: Hiếu Tân
Số trang: 416 trang
Khổ sách: 13x20,5 cm
Loại sách: bìa mềm, tay gập
Năm 1904, Henry Adams, nhà sử học nổi tiếng, thành viên một trong những gia đình xuất sắc nhất ở Hoa Kì, xuất bản riêng một cuốn sách phức tạp và khó đọc, Mont-Saint Michel và Chartres: Nghiên cứu về Thống nhất thế kỉ XIII. Adams cảm thấy mình không đủ năng lực để xử lí những thay đổi, diễn ra từ khi ông sinh ra, năm 1838 - như sự lớn lên của các thành phố, sự tăng trưởng của giao thông, luồng người nhập cư, những vụ ám sát chính trị, những bước đột phá trong khoa học như thuyết Darwin và trên hết, những công nghệ mới - tia X, radio, ô tô. Không giống như người đương thời với ông, Henry James, Adams không quay lưng lại những sự phát triển không được chào đón này và chuyển sang châu Âu.
Trái lại, với một niềm hoài cổ ông nhìn lại thời xưa - thời Trung Cổ châu Âu.
Như ông thấy, cuộc sống ở Pháp thế kỉ XI và XII biểu hiện một lí tưởng. Và lí tưởng ấy được truyền một cách rõ ràng, được hiện thân bằng những nhà thờ Gothic nguy nga tráng lệ, những tòa kiến trúc gây ấn tượng kinh ngạc, nơi những cá nhân thuộc nhiều tầng lớp với nền tảng học vấn khác nhau tụ tập để tôn thờ, để chiêm ngưỡng những công trình nghệ thuật diễm lệ, để nghe những bản thánh ca tuyệt vời, và để cho tâm hồn được nâng lên. Những giáo đường này đã chứng tỏ một tính thống nhất quý báu trong đời sống. Cái thực thể trừu tượng - Giáo hội - và hiện thực vật lí của nó - giáo đường - biểu hiện một thế giới mà tất cả đều mong mỏi, khao khát. Thế giới đó là thật [chân], được dẫn dắt bởi lời của Chúa. Nó đẹp [mĩ], một công trình kiến trúc diễm tuyệt do con người làm ra theo hình ảnh của Chúa. Và nó tốt [thiện] với ánh sáng đầy cảm hứng của Nhà Thờ, và những tấm gương của Jesus và các vị thánh, con người có thể và sẽ sống một cuộc sống tốt lành.
Và như thể so sánh với thời đại của ông vẫn chưa đủ rõ ràng, ông bộc lộ: “tất cả những gì các thế kỉ sau có thể làm là biểu hiện bằng nhiều cách cái ý tưởng này: một phép lạ hay một máy phát điện, một mái vòm hay một mỏ than, một nhà thờ hay cái đẹp của thế giới”.
Gần một thế kỉ sau, năm 2010, tiểu thuyết gia chuyển sang viết tiểu luận David Shields xuất bản cuốn Reality Hunger: A Manifesto (Khao khát Thực tế: Tuyên ngôn). Cuốn sách này tỏ ra khó mô tả hơn cuốn của Adams. Được trình bày trong 26 chương theo bảng chữ cái với tiêu đề súc tích, cuốn sách thực sự bao gồm 618 đoản văn châm biếm từ vài câu đến cỡ một trang. Đề tài bao trùm các vấn đề rất rộng, từ viết lách, hồi kí, truyền thông đến chính trị - và các đoản văn được sắp xếp tùy hứng không theo trật tự nào.
Điều làm cho cuốn sách thành độc nhất vô nhị là nó gần như chỉ gồm những trích dẫn từ các nhà văn khác. Bạn đọc thận trọng và hiểu biết dần dần đoán ra rằng phần lớn văn bản là của người khác, nhưng trong đa số trường hợp không rõ ai là “tôi” hay “chúng tôi” đã viết ra những lời này, hoặc quyển sách nào hay tác phẩm văn học nào đã được tham khảo. Chỉ đến cuối sách, Shields - người được coi là tác giả, mới cho biết ông đã làm gì và tại sao - và sau đó, miễn cưỡng theo lời khuyên của các luật sư ở nhà xuất bản Random House, ông mới cung cấp hàng chục và hàng chục chú thích, chỉ rõ nguồn của hầu như tất cả các trích dẫn.
Tôi buộc phải xem xét lại cuốn sách của Shields dưới ánh sáng của khái niệm đã gợi cảm hứng cho Henry Adams. Là một học trò của thực tế, tôi phải hỏi: “Điều gì trong cuốn sách của Shields là thật, nếu có?”. Là một học trò của đạo đức tôi phải hỏi: “Liệu việc xuất bản một cuốn sách thực ra là một chuỗi những trích dẫn, ban đầu không được làm rõ như thế, thì có tốt hay không?”. Và là một học trò của các môn nghệ thuật tôi phải hỏi: “Tác phẩm này có đẹp không?”.
Về nguyên tắc, cuốn sách của David Shields có thể được viết vào bất cứ thời gian nào - từ thời Henry Adams và thậm chí thời Trung Cổ. Tuy nhiên không thể nghi ngờ, nó là tác phẩm của thời đại chúng ta. Nó thể hiện cách nghĩ của chủ nghĩa hậu-hiện đại - lạnh lùng thách thức bất kì khái niệm nào về những phẩm tính hoàn hảo. Và nó tự ý thức là hiện thân của những thực tế cắt-dán nhờ các phương tiện kĩ thuật số.
Hai cuốn sách - và hai tác giả này - là ví dụ cho tình trạng mơ hồ hỗn loạn của sách hiện nay. Chúng ta không chấp nhận những thuật ngữ như Sự Thật [Chân] Cái Đẹp [Mĩ], Cái Tốt [Thiện] mà không xem xét kĩ lưỡng, nếu không nói là nghi ngờ. Tuy nhiên, ít nhất một số người trong chúng ta, có lẽ là phần lớn chúng ta, muốn lưu giữ chúng dưới dạng có hiệu lực.
Và như vậy mục tiêu của tôi trong cuốn sách này là mục tiêu kép: vừa định nghĩa Chân - Thiện - Mĩ cho thời đại chúng ta, vừa giải thích làm sao chúng ta có thể nuôi dưỡng những phẩm tính này tiến lên mãi.
III. MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương 1: Những Phẩm tính và những Thách thức
Chương 2: Chân (Sự Thật)
Chương 3: Mĩ (Cái Đẹp)
Chương 4: Thiện (Cái Tốt)
Chương 5: Một khởi đầu hứa hẹn
Chương 6: Học tập suốt đời
Kết luận: Nhìn về phía trước
Lời cảm ơn
Chỉ mục
Nhận xét đánh giá